Đô la Đông Caribe

Đô la Đông Caribe
$
Đô la Đông Caribe (ký hiệu: $; mã: XCD) là tiền tệ của 8 trong số 9 nước thành viên của Tổ chức các quốc gia Đông Caribbe (Organisation of Eastern Caribbean States, OECS) (trừ quần đảo Virgin thuộc Anh).

* Ngân hàng Trung ương Đông Caribbe

* Euro

* CARICOM

Quốc gia
  • An-ti-gu-a và Ba-bu-đa


  • Anguilla
    Anguilla (IPA: ) là một lãnh thổ hải ngoại của Anh trong vùng Caribe, một trong những đảo xa nhất về phía bắc của quần đảo Leeward trong khu vực Antilles nhỏ. Nó bao gồm đảo chính Anguilla, dài khoảng 26 km (16 dặm) và rộng 5 km (3 dặm) tại điểm rộng nhất, cùng với một số đảo và cù lao nhỏ hơn nhiều không có dân định cư. Thủ phủ của đảo là The Valley. Tổng diện tích đất liền của lãnh thổ là 102 km² (39,4 dặm vuông), với dân số khoảng 15.00 (năm 2016). 18.22056°N, -63.06861°W

    * Truyền thông ở Anguilla
  • Dominica
    Dominica, tên chính thức là Thịnh vượng chung Dominica (Commonwealth of Dominica) là một đảo quốc trong vùng Biển Caribê. Dominica là một trong những đảo trẻ nhất vùng Tiểu Antilles, và nó vẫn đang được thành tạo bởi hoạt động địa nhiệt của núi lửa. Đây là một hòn đảo có nhiều núi non và những khu rừng mưa, nơi sinh sống của nhiều loài thực vật, động vật và chim quý hiếm. Tại một số vùng ở bờ biển phía tây có những vùng khí hậu khô, nhưng trong sâu trong đất liền lượng mưa khá lớn. Vẹt Sisserou là loài động vật được vẽ trên quốc kỳ Dominica. Nền kinh tế Dominica phụ thuộc nhiều vào cả du lịch và nông nghiệp.

    Trong tiếng Latinh tên của quốc gia này có nghĩa là "Chủ Nhật", đó là ngày hòn đảo được Cristoforo Colombo khám phá. Tên của Dominica thời tiền Colombo là Wai'tu kubuli, có nghĩa "người cô ta cao". Người thổ dân Kalinago trên hòn đảo, thường bị gọi sai thành người 'Carib', có một vùng lãnh thổ giống với vùng lãnh thổ dành riêng cho người da đỏ của Canada. Vì hòn đảo này đã trải qua một giai đoạn chiếm đóng của Pháp và năm giữa hai lãnh thổ hải ngoại của Pháp (Guadeloupe ở phía bắc và Martinique ở phía nam), nên thỉnh thoảng nó được gọi là "Dominica thuộc Pháp". Nó cũng có tên hiệu "Hòn đảo thiên nhiên của vùng Caribê" vì vẻ đẹp tự nhiên chưa bị xâm phạm.
  • Grenada
    Grenada (tiếng Anh: Grenada, Tiếng Việt: Grê-na-đa ) là một quốc đảo thuộc vùng biển Caribê gồm một đảo chính và sáu đảo nhỏ hơn nằm gần Grenadines. Vị trí địa lý Grenada nằm ở phía Tây Bắc Trinidad & Tobago, phía Đông Bắc của Venezuela và phía Tây Nam Saint Vincent và Grenadines.

    Diện tích tự nhiên của Grenada hơn 344 km², dân số gần 110.000 người. Thủ đô là St. George's.
  • Montserrat
    Montserrat (phiên âm: ˌmɒntsəˈræt) là lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh, nằm trong quần đảo Leeward, một phần của chuỗi đảo Lesser Antilles, thuộc vùng biển Caribe. Theo các số liệu đo đạc gần đây, vùng đất này rộng khoảng 11 km (tương đương với 7 dặm Anh), dài khoảng 16 km đường bộ và 40 km đường bờ biển. Cái tên Montserrat ngày nay do nhà thám hiểm nổi tiếng Christopher Columbus đặt trong cuộc hành trình lần thứ hai đến Tân Thế giới vào năm 1493, phỏng theo tên của dãy núi Montserrat ở Catalonia, Tây Ban Nha. Montserrat còn được mệnh danh là "Đảo ngọc của Caribe"; nó gợi sự liên tưởng đến miền duyên hải Ireland và gốc gác Ireland của một số cư dân trên đảo.

    Vào thời vua George nước Anh, thủ đô Plymouth đã bị tàn phá nặng nề, phần lớn người dân đảo phải tản cư sang những vùng khác để tránh "sự thức giấc" của núi lửa Soufriere Hills (ngọn núi này sau đó đã phun trào vào tháng 8 năm 1995). Hiện nay, tuy Soufriere Hills vẫn còn hoạt động, hiểm họa vẫn rình rập Plymouth và các khu vực xung quanh (bến cảng hàng hóa, sân bay W.H. Bramble). Hơn thế, mối nguy hiểm ngày càng lớn, phần đất bị phong tỏa được mở rộng, trải dài từ bờ biển phía Nam cho đến thung lũng hoang vắng Belham. Khu vực này còn bao gồm cả đồi St. George, nơi nổi tiếng thu hút khách du lịch bởi những thắng cảnh núi lửa đẹp và sự tàn phá của nó lên thủ đô Plymouth. Các cơ quan chính quyền đều tạm dời sang Brades và được xem là thủ đô thực tế của Montserrat. Hiện tại, thủ đô mới đang được xây dựng là Little Bay sẽ thay thế thủ đô cũ Plymouth đã bị chôn vùi.
  • Saint Kitts và Nevis
    Liên bang Saint Kitts và Nevis (tên gọi khác: Liên bang Saint Christopher và Nevis ) là một đảo quốc nằm trong Quần đảo Leeward, Tây Ấn, nằm trong vùng Biển Caribe. Đây là một đảo quốc nhỏ nhất nằm trong cả hai danh sách của Hoa Kỳ: Danh sách các quốc gia theo diện tích và Danh sách các quốc gia theo dân số.

    Thành phố thủ đô và tổng hành dinh của chính phủ Liên bang nằm trên đảo Saint Kitts. Theo ý kiến của nhiều người, tên gọi ngày nay của hòn đảo này bắt nguồn từ tiếng Tây Ban Nha ("San Cristóbal") do Christopher Columbus đặt cho.
  • Saint Lucia
    Saint Lucia (phiên âm IPA: ) là một đảo quốc nằm trong lòng Đại Tây Dương, phía đông vùng biển Caribe. Với một phần nằm trên Lesser Antilles, vùng lãnh thổ này toạ lạc phía bắc của quần đảo Saint Vincent và Grenadines, tây bắc Barbados và phía nam Martinique. Nơi đây còn được biết đến với tên gọi khác là "Helen của vùng Tây Ấn" bởi sự tranh chấp giữa hai nước Anh - Pháp, tựa như cuộc chiến giành lấy Helen của thành Troy trong sử thi Iliad. Saint Lucia là một trong số những đảo quốc có khí hậu gió mùa, được mệnh danh là Thánh Lucia thành Syracuse. Người châu Âu đầu tiên đặt chân đến nơi đây từ những năm 1500 và sau đó người Pháp biến vùng đất này thành thuộc địa của họ bằng Hiệp ước năm 1600 với người Carib. Nhưng trong suốt một thời gian dài (1663-1667), Saint Lucia lại rơi vào tay người Anh. Không dưới 14 lần, hai nước Anh - Pháp phải lao vào chiến trận để giành lấy mảnh đất màu mỡ này. Mãi đến năm 1814, cuộc tranh chấp mới kết thúc với phần thắng nghiêng về người Anh. Năm 1924, chính quyền đại diện Saint Lucia được thành lập và từ năm 1954 - 1962, đảo quốc này là thành viên của Liên đoàn Tây Ấn (Federation of the West Indies).

    Ngày 22 tháng 2 năm 1979, Saint Lucia chính thức trở thành quốc gia độc lập, thành viên của Khối Thịnh Vượng chung Anh
  • Saint Vincent và Grenadines
    Saint Vincent và Grenadines là một đảo quốc thuộc chuỗi đảo Tiểu Antilles trong lòng biển Caribe. Vùng lãnh thổ rộng 389 km² này bao gồm phần đảo chính Saint Vincent và phần lớn phía bắc Grenadines. Trước kia, trong suốt một thời gian dài từ thế kỷ XVIII đến nửa cuối thế kỷ XX, nơi đây từng là thuộc địa cũ của thực dân Anh. Mãi tới năm 1979, đảo quốc này mới được trao trả nền độc lập. Ngày nay, Saint Vincent và Grenadines là một thành viên của nhiều tổ chức quốc tế như Khối Thịnh Vượng Chung và Cộng đồng Caribe.

    Bức tranh mô tả cuộc đàm phán phân chia Saint Vincent và Grenadines giữa người Anh và người Carib