Euro

Euro
€
Euro (€; mã ISO: EUR, còn gọi là Âu kim hay Đồng tiền chung châu Âu) là đơn vị tiền tệ của Liên minh Tiền tệ châu Âu, là tiền tệ chính thức trong 19 quốc gia thành viên của Liên minh châu Âu (Áo, Bỉ, Bồ Đào Nha, Đức, Hà Lan, Hy Lạp, Ireland, Luxembourg, Pháp, Phần Lan, Tây Ban Nha, Ý, Slovenia, Malta, Cộng hòa Síp, Estonia, Latvia, Litva, Slovakia) và trong 6 nước và lãnh thổ không thuộc Liên minh châu Âu.

Vào ngày 1 tháng 1 năm 1999 tỷ lệ hối đoái giữa Euro và các đơn vị tiền tệ quốc gia được quy định không thể thay đổi và Euro trở thành tiền tệ chính thức. Việc phát hành đồng Euro rộng rãi đến người tiêu dùng bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2002.

Tiền giấy Euro giống nhau hoàn toàn trong tất cả các quốc gia. Tiền giấy Euro có mệnh giá 5 Euro, 10 Euro, 50 Euro, 100 Euro, 200 Euro và 500 Euro. Mặt trước có hình của một cửa sổ hay phần trước của một cánh cửa, mặt sau là một chiếc cầu. Tháng 7 năm 2017, được sự chấp thuận của Ngân hàng Trung ương Châu Âu, Ngân hàng Trung ương Đức chính thức phát hành đồng hiện kim bằng giấy với mệnh giá là 0 euro (giá bán là 2,5 euro) đáp ứng nhu cầu của những người có sở thích sưu tập tiền tệ. Một mặt in chân dung nhà thần học Martin Luther ở bên phải, cùng căn phòng làm việc của ông tại Lâu đài Wartburg; mặt còn lại gồm tổ hợp hình ảnh quy tụ các kiến trúc tiêu biểu thuộc Liên minh châu Âu, bên góc phải là bức tranh nàng Mona Lisa.

Các đồng tiền kim loại euro cùng một mệnh giá giống nhau ở mặt trước, nhưng có trang trí khác nhau ở mặt sau, đặc trưng cho từng quốc gia phát hành.

Euro có thể được phát âm như iu-rô hoặc ơ-rô, oi-rô, u-rô tùy từng nơi ở châu Âu và thế giới. Tại Việt Nam, người ta thường phát âm là ơ-rô.

Quốc gia
  • Mayotte
    Mayotte (Mayotte, ; Shimaore: Maore, ; Mahori) là một tỉnh và vùng hải đảo của Pháp với tên chính thức là Tỉnh Mayotte (French: Département de Mayotte). Nó bao gồm một đảo chính, Grande-Terre (hay Maore), một đảo phụ nhỏ hơn, Petite-Terre (hay Pamanzi), và nhiều đảo nhỏ xung quanh. Quần đảo này tọa lạc ở mạn đông eo biển Mozambique trong Ấn Độ Dương ngoài khơi bờ biển Đông Nam Phi, giữa miền tây bắc Madagascar và miền đông bắc Mozambique. Mayotte đạt được địa vị tỉnh các đây không lâu và tới nay vẫn là một trong những nơi kém phát triển nhất tại Pháp. Mayotte tuy vậy vẫn thịnh vượng hơn bất kỳ nơi nào trong khu vực eo biển Mozambique, khiến nó trở thành một điểm đến với người nhập cư bất hợp pháp.

    Diện tích của Mayotte là 374 km2, và, với 212.645 dân, có mật độ dân số cao với 569 người/km² (1.473 người trên sq mi). Thành phố lớn nhất và tỉnh lỵ là Mamoudzou trên Grande-Terre. Sân bay quốc tế Dzaoudzi–Pamandzi nằm trên đảo lân cận Petite-Terre. Lãnh thổ này về địa lý là một phần của quần đảo Comoro. Mayotte còn có tên Maore (tên bản địa của đảo chính).
  • Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp
    Vùng đất phía Nam và châu Nam Cực thuộc Pháp (tiếng Pháp: Terres australes et antarctiques françaises - TAAF) là lãnh thổ hải ngoại của Pháp bao gồm các vùng lãnh thổ sau:

    * Vùng đất Adélie - vùng đất này là một phần của châu Nam Cực, nơi người Pháp vẫn luôn khẳng định sự cai quản của họ thông qua Hệ thống Hiệp ước châu Nam Cực.
  • Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva
    Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva là quốc gia Xô viết trong giai đoạn đoạn ngắn ngủi tuyên bố trên ngày 16 Tháng 12 năm 1918, bởi chính phủ cách mạng lâm thời do Vincas Mickevičius-Kapsukas. Nó đã không còn tồn tại vào ngày 27 tháng 2 năm 1919, khi nó được sáp nhập với Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Byelorussia để thành lập Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Litva–Belorussia (Lit-Bel). Trong khi những nỗ lực đã được thực hiện để đại diện cho LSSR như một sản phẩm của một cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa được người dân địa phương ủng hộ, thì phần lớn nó là một thực thể được tổ chức ở Moskva được tạo ra để biện minh cho Chiến tranh Xô viết Litva. Như một sử gia Liên Xô đã mô tả nó như sau: "Thực tế là Chính phủ Liên Xô Nga đã công nhận một nước Cộng hòa Litva trẻ tuổi đã vạch mặt sự dối trá của Hoa Kỳ và đế quốc Anh mà Nga Xô viết cáo buộc nhằm mục đích bạo lực đối với các nước Baltic". Litva nói chung không ủng hộ các nguyên nhân của Liên Xô và tập hợp cho chính quốc gia của họ, được tuyên bố độc lập vào ngày 16 tháng 2 năm 1918, bởi Hội đồng Litva.

    * Lịch sử Litva
  • Åland
    Quần đảo Åland hay chỉ đơn giản Åland (Åland, ; Ahvenanmaa) là một quần đảo thuộc Phần Lan nằm ở cửa vào vịnh Bothnia tại biển Balt. Đây là một vùng tự trị, phi quân sự và là vùng đơn ngữ tiếng Thụy Điển duy nhất tại Phần Lan. Đây là vùng nhỏ nhất của Phần Lan, chiếm 0,49% diện tích đất và 0,50% dân số.

    Åland gồm đảo Fasta Åland, nơi 90% dân số sinh sống cùng hơn 6.500 đảo ngầm và đảo nhỏ khác về phía đông. Fasta Åland được tách biệt khỏi Thụy Điển bởi một eo biển rộng 38 km về phía tây. Quần đảo Åland tiếp nối với biển quần đảo thuộc Phần Lan ở phía đông. Biên giới đất liền duy nhất của Åland nằm trên đảo không người Märket mà Phần Lan chia sẻ với Thụy Điển.
  • Đảo Ireland
    Ireland (phiên âm: "Ai-len", tiếng Anh: ; Éire ; Ulster-Scots: Airlann ) là một hòn đảo tại Bắc Đại Tây Dương. Đảo này tách biệt với Đảo Anh ở phía đông qua Eo biển Bắc, Biển Ireland và Eo biển St George. Ireland là đảo lớn thứ nhì trong Quần đảo Anh, lớn thứ ba tại châu Âu và lớn thứ 20 trên thế giới.

    Về mặt chính trị, Đảo Ireland được chia tách thành Cộng hoà Ireland (được đặt tên chính thức là Ireland) chiếm 5/6 diện tích đảo, và Bắc Ireland, thuộc Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland. Năm 2011, dân số Ireland đạt khoảng 6,4 triệu, là đảo đông dân thứ nhì tại châu Âu sau Đảo Anh. Trong đó, có gần 4,6 triệu người sống tại Cộng hòa Ireland và hơn 1,8 triệu người sống tại Bắc Ireland.
  • Guadeloupe
    Bản đổ địa hình Guadeloupe Guadeloupe (phát âm tiếng Việt: Goa-đê-lốp ; ; tiếng Creole Antilles: Gwadloup) là một nhóm đảo Caribe thuộc quần đảo Leeward, tại Tiểu Antilles, với diện tích 1.628 km² (629 sq. mi) và dân số 400.000 người. Guadeluope và một số hòn đảo nhỏ xung quanh là một vùng hải ngoại của Pháp, với một tỉnh hải ngoại duy nhất. Guadeloupe là một phần hợp thành của nước Pháp, giống như các tỉnh hải ngoại khác. Các đảo khác ngoài đảo chính Guadeloupe là Marie-Galante, La Désirade, và Îles des Saintes.

    Do là một phần của Pháp, Guadeloupe cũng là một bộ phận của Liên minh châu Âu và Khu vực đồng Euro; do vậy đơn vị tiền tệ ở đây là euro. Tuy nhiên, do là một tỉnh hải ngoại, Guadeloupe không phải là một phần của khu vực Schengen. Lỵ sở và thủ phủ của Guadeloupe là Basse-Terre. Ngôn ngữ chính thức của Guadeloupe là tiếng Pháp, mặc dù nhiều cư dân của tỉnh cũng nói tiếng Creole Antilles (Créole Guadeloupéen).
  • Martinique
    Martinique (phát âm tiếng Pháp: [maʁ.tinik]) là hòn đảo nằm ở phía Đông vùng biển Caribbean, một trong 26 vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Pháp, có diện tích khoảng 1,128 km², có tọa độ 14°40′B 61°00′T.

    Martinique, nhìn từ vệ tinh
  • Saint-Barthélemy
    Saint-Barthélemy (tiếng Anh: Saint Barthélemy), tên chính thức là Cộng đồng Saint-Barthélemy (tiếng Pháp: Collectivité de Saint-Barthélemy), là một cộng đồng hải ngoại của Pháp. Còn được biết với tên Saint Barts, Saint Barths, hay Saint Barth, cộng đồng này là một trong bốn vùng lãnh thổ trong Quần đảo Leeward ở Caribbean bao gồm cả Tây Ấn thuộc Pháp, và là vùng đất duy nhất đã từng là thuộc địa của Thụy Điển. Địa vị hiện nay của cộng đồng hải ngoại này có hiệu lực vào ngày 22 tháng 2 năm 2007 và gồm chính đảo Saint-Barthélemy, cộng với vài tiểu đảo ven bờ.

    Saint-Barthélemy do Pháp tuyên bố đầu tiên vào năm 1648. Nó được bán cho Thụy Điển vào năm 1784, sau đó bán cho Pháp vào năm 1878. Thời kỳ Thụy Điển để lại dấu ấn ở tên của nhiều con đường và xã (để tưởng nhớ Đức vua Gustav III) và để lại biểu tượng quốc gia, Ba Vương miện cùng với con diệc xám, cũng như vương miện tường, trong quốc huy đảo.
  • Saint-Martin
    Saint-Martin, tên chính thức là Cộng đồng Saint-Martin (tiếng Pháp: Collectivité de Saint-Martin), là một cộng đồng hải ngoại của Pháp nằm ở Caribe. Nó trở nên một cộng đồng vào ngày 22 tháng 2 năm 2007, bao gồm phần phía bắc của đảo Saint Martin và những tiểu đảo lân cận, lớn nhất trong số đó là Tintamarre. Phần phía nam của đảo, Sint Maarten, là một quốc gia cấu thành của Vương quốc Hà Lan.

    Saint Martin trong nhiều năm đã là một xã, một phần của Guadeloupe, tỉnh hải ngoại của Pháp và do đó nằm trong Liên minh châu Âu. Vào năm 2003 dân số của phần thuộc Pháp bỏ phiếu tách ra khỏi Guadeloupe để hình thành nên một cộng đồng hải ngoại (COM) của Pháp. Vào ngày 9 tháng 2 năm 2007, Quốc hội Pháp đã thông qua một dự luật cho phép tình trạng COM cho cả phần Saint-Martin của Pháp và Saint-Barthélemy láng giềng. Địa vị mới có tác dụng khi bộ luật được ban hành trong Tờ báo chính thức vào ngày 22 tháng 2 năm 2007. Saint-Martin vẫn là một phần của Liên minh châu Âu. Tiền tệ chính thức ở Saint-Martin là euro (mặc dù dollar Mỹ cũng được sử dụng rộng rãi).
  • Saint-Pierre và Miquelon
    Vùng lãnh thổ cộng đồng Saint-Pierre và Miquelon (tiếng Pháp: Collectivité territoriale de Saint-Pierre-et-Miquelon, ) là một quần đảo nhỏ - trong đó đảo chính Saint Pierre và Miquelon, nằm ở ngoài khơi phía Đông Canada gần Newfoundland.

    Một phần lãnh thổ của Saint-Pierre và Miquelon được đặt trong quyền kiểm soát của Pháp và Liên minh châu Âu (EU), nhưng do quy định thủ tục nhập cảnh đặc biệt, các nước trong EU đã không cho phép công dân Pháp được tự do đi lại, tổ chức buôn bán trên quần đảo này.
  • Guyane thuộc Pháp
    Guyane thuộc Pháp ( hoặc ; Guyane ) là một tỉnh hải ngoại (tiếng Pháp: département d'outre-mer, viết tắt là DOM) của Pháp, nằm ở góc đông bắc châu Nam Mỹ.

    Tiếng Việt vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX còn phiên âm xứ này là Nguy Gian và Guy An.