Tiếng Man

Tiếng Man
Tiếng Man (tên bản địa Gaelg or Gailck, phát âm hay ), cũng được gọi là tiếng Gael Man, là một ngôn ngữ Celt nhánh Goidel của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu, về mặt lịch sử từng được nói bởi người Man. Chỉ một thiểu số người trên đảo Man có thể nói lưu loát ngôn ngữ này, nhưng số đông hơn có hiểu biết về nó. Tiếng Man là một phần quan trọng của văn hóa và di sản đảo Man. Dù Ned Maddrell, người cuối cùng nói tiếng Man như tiếng mẹ đẻ, đã mất vào năm 1974, ngôn ngữ này chưa bao ngờ hoàn toàn bị loại bỏ. Nhờ nhiều cố gắng để phục hồi, tiếng Man đã trở nên phổ biến hơn trên đảo, nhiều đài phát thanh, biển thông báo và một trường tiểu học song ngữ đã xuất hiện. Sự phục hồi tiếng Man đạt được là do có tài liệu lưu giữ; ví dụ, Kinh Thánh đã được dịch sang tiếng Man.

Quốc gia
  • Đảo Man
    Đảo Man (tiếng Anh: Isle of Man, ; Ellan Vannin ), cũng được gọi ngắn là Mann, là một vùng đất tự trị, lãnh thổ phụ thuộc của Hoàng gia Anh, nằm ở biển Ireland giữa đảo Anh và đảo Ireland. Quốc vương Charles III là nguyên thủ, đồng thời là lãnh chúa đảo Man (tiếng Anh: "Lord of Mann"). Quan hệ quốc tế và bảo vệ đảo Man do Chính phủ Anh lo liệu.

    Hòn đảo này đã có người định cư từ trước năm 6500 trước công nguyên. Ảnh hưởng của văn hóa Gael bắt đầu vào thế kỷ thứ 5 và tiếng Man, một ngôn ngữ thuộc nhánh Goidel, xuất hiện. Năm 627, Edwin của Northumbria chinh phục đảo Man cùng với phần lớn Mercia. Thế kỷ thứ 9, người Norse lập ra Vương quốc Tiểu quần đảo. Magnus III, Vua của Na Uy, cũng là Vua Man và các Tiểu Quần đảo (King of Mann and the Isles) từ năm 1099 tới 1103.