Quốc kỳ Quần đảo Marshall

Quốc kỳ Quần đảo Marshall
Quốc kỳ Quần đảo Marshall (Flag of the Marshall Islands), một quốc đảo ở Thái Bình Dương, được chấp nhận khi bắt đầu tự quản vào ngày 1 tháng 5 năm 1979.

Sau Thế chiến II, Quần đảo Marshall là một phần của Lãnh thổ Uỷ thác Quần đảo Thái Bình Dương được quản lý bởi Hoa Kỳ, bao gồm cả Liên bang Micronesia.

Cùng với quốc kỳ của các quốc đảo khác ở Thái Bình Dương, quốc kỳ của nước này mang biểu tượng cho vị trí của lãnh thổ của nó trên đại dương.

Hai dải màu tượng trưng cho đường xích đạo, ngôi sao phía trên tượng trưng cho quần đảo Bắc bán cầu.

Hai phần màu trắng và cam của dải băng tượng trưng cho quầnd đảo Ratak Chain ("mặt trời mọc") và Ralik Chain ("mặt trời lặn"), cũng như là hoà bình và lòng can đảm.

Quốc kỳ
Quốc kỳ Quần đảo Marshall
Quốc gia - Quần đảo Marshall

Warning: getimagesize(/Image/Map/MP2080185.gif): failed to open stream: No such file or directory in /home/mapnlee7/public_html/MAPNALL/article.php on line 532
Quần đảo Marshall, tên chính thức Cộng hòa Quần đảo Marshall (Aolepān Aorōkin M̧ajeļ), là một đảo quốc nằm gần xích đạo trên Thái Bình Dương, hơn chệch về phía tây Đường đổi ngày quốc tế. Vế mặt địa lý, quốc gia này là một phần của nhóm đảo Micronesia lớn hơn. Dân số Quần đảo Marshall là 53.158 người (thống kê 2011 ), cư ngụ trên 29 rạn san hô vòng, gồm 1.156 đảo và đảo nhỏ. Nước này có biên giới đường biển với Liên bang Micronesia về phía đông, Đảo Wake về phía bắc, Kiribati về phía đông nam, và Nauru về phía nam. Khoảng 27.797 người (thống kê 2011) sống tại Majuro, thủ đô đất nước.

Người Micronesia đến định cư tại Quần đảo Marshall vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN, họ sử dụng bản đồ bằng que truyền thống. Người châu Âu biết đến nơi này từ thập niên 1520, khi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Alonso de Salazar trông thấy một rạn san hô ở đây năm 1526. Những chuyến viễn chinh của người Anh và người Tây Ban Nha tiếp diễn sau đó. Quần đảo được đặt theo tên nhà thám hiểm người Anh John Marshall, người đã đến đây năm 1788. Người Marshall gọi nơi mình sống là "jolet jen Anij" (Những món quà của Chúa).