Bản đồ - Tu viện Thánh Catarina (Sinai) (Saint Catherine's Monastery)

Tu viện Thánh Catarina (Saint Catherine's Monastery)
Tu viện Thánh Catarina (tiếng Hy Lạp: Μονὴ τῆς Ἁγίας Αἰκατερίνης Moni TIS Agìas Ekaterìnis, tiếng Ả Rập: دير القديسة كاترينا) còn có tên là Santa Katarina là một tu viện nằm tại một hẻm ở chân núi Sinai, thuộc thành phố Saint Catherine, phía nam bán đảo Sinai, Đông bắc Ai Cập. Đây là một trong những tu viện lâu đời nhất thế giới còn tồn tại và là địa điểm linh thiêng của cả ba tôn giáo lớn trên thế giới là: Công giáo, Hồi giáo và Do Thái giáo. Tu viện được đặt theo tên của Thánh Catarina thành Alexandria.

Tu viện được xây dựng vào thế kỷ thứ 6 được xây dựng theo phong cách kiến trúc Byzantine, với các biểu tượng của đạo Công giáo. Địa điểm xây dựng là một nơi khắc nghiệt với truyền thống định cư ngay từ thời kỳ đồ đồng sớm (3000 năm TCN). Chính vì vậy, nó đã trở thành một địa điểm linh thiêng tôn giáo yêu thích của những người hành hương.

Tu viện bảo tồn bộ sưu tập các bản thảo lớn thứ hai trên thế giới, sau Thư viện Vatican. Bao gồm các bản thảo được ghi chép bằng tiếng Hy Lạp, Ả Rập, Armenia, Coptic, Do Thái, Georgia, và cả các văn bản Aramaic. Nổi bật nhất là bản thảo viết tay Codex Sinaiticus có từ thế kỷ thứ 4 được tìm thấy ở đây, là bản thảo lâu đời nhất được tìm thấy của Kinh Thánh, hay là bản sao Achtiname điều lệ của nhà tiên tri Muhammad.

Tu viện là một trong những bảo tàng nghệ thuật tranh ghép cùng các biểu tượng nghệ thuật lớn trên thế giới với những tác phẩm (120 tác phẩm) được vẽ bằng chất liệu sơn dầu có niên đại từ thế kỷ thứ 5, 6 mang phong cách Nghệ thuật của các cuộc Thập tự chinh.

 
Bản đồ - Tu viện Thánh Catarina (Saint Catherine's Monastery)
Quốc gia - Cộng hòa Ả Rập Thống nhất
Quốc kỳ Ai Cập
Cộng hòa Ả Rập Thống nhất (الجمهورية العربية المتحدة al-Ǧumhūriyyah al-ʿArabiyyah al-Muttaḥidah; dịch tiếng Anh: United Arab Republic) là liên minh chính trị tồn tại trong thời gian ngắn giữa Cộng hòa Ai Cập (1953-1958) và Cộng hòa Syria (1930–1958). Liên minh được thành lập vào năm 1958 và tan rã vào năm 1961 khi Syria rút khỏi liên minh. Tuy nhiên, Ai Cập vẫn tiếp tục mang quốc hiệu là "Cộng hòa Ả Rập Thống nhất" cho đến năm 1971. Tổng thống của Cộng hòa Ả Rập Thống nhất là Gamal Abdel Nasser. Trong giai đoạn 1958-1960, Cộng hòa Ả Rập Thống nhất cùng Vương quốc Mutawakkilite Yemen là các chủ thể cấu thành Hợp chúng quốc Ả Rập.

Những thành phần ưu tú trong xã hội Syria xem sự kiện đất nước sáp nhập với Ai Cập giống như một sự lựa chọn điều đỡ tệ hại hơn trong hai điều cùng tệ hại; họ tin các điều khoản do Nasser đặt ra là không công bằng, tuy nhiên họ không có sự lựa chọn nào khác do chính phủ đang phải gánh chịu sức ép khổng lồ. Dù vậy, mặc cho các quan ngại này, họ vẫn tin rằng Nasser sẽ dùng đảng Ba'ath làm phương tiện chính để kiểm soát Syria. Không may cho đảng này là Nasser chưa bao giờ có ý định chia sẻ quyền lực một cách công bằng. Ông lập ra hiến pháp lâm thời công bố 600 thành viên Quốc hội: gồm 400 thành viên từ Ai Cập và chỉ 200 thành viên từ Syria, đồng thời giải tán tất cả các đảng chính trị, bao gồm cả đảng Ba'ath. Nasser chỉ định bốn phó tổng thống, gồm Boghdadi và Abdel Hakim Amer cho Ai Cập và Sabri al-Assali và Akram El-Hourani cho Syria. Hiến pháp 1958 được thông qua.
Tiền tệ / Language  
ISO Tiền tệ Biểu tượng Significant Figures
EGP Bảng Ai Cập (Egyptian pound) £ or جم 2
Vùng lân cận - Quốc gia  
  •  Libyan Arab Jamahiriya 
  •  Xuđăng 
  •  Israel