Bản đồ - Đảo san hô vòng Bikini (Bikini Atoll)

Đảo san hô vòng Bikini (Bikini Atoll)
Bikini ( hoặc ; Marshall: Pikinni, có nghĩa là "nơi của dừa"), đôi khi được gọi là Đảo san hô vòng Eschscholtz giữa những năm 1800 đến 1946 (xem phần Từ nguyên dưới đây để biết lịch sử và chính tả của từ đồng nghĩa), là một rạn san hô vòng bao gồm 23 hòn đảo bao quanh một đầm phá trung tâm có diện tích 229,4 sqmi thuộc Quần đảo Marshall. Cư dân đảo san hô được di dời vào năm 1946, sau đó các đảo và đầm phá là nơi diễn ra 23 vụ thử hạt nhân của Hoa Kỳ cho đến năm 1958.

Đảo san hô nằm ở cuối phía bắc của Chuỗi đảo Ralik, cách khoảng 850 km về phía tây bắc thủ đô Majuro. Ba gia đình đã được tái định cư trên đảo Bikini vào năm 1970, với tổng số khoảng 100 cư dân. Nhưng các nhà khoa học đã tìm thấy nồng độ phóng xạ Strontium-90 nguy hiểm cao trong nước giếng vào tháng 5 năm 1977, và các cư dân trên đảo mang trong người Caesi-137 nồng độ cao bất thường. Đảo san hô ngày nay thỉnh thoảng được các thợ lặn và một số nhà khoa học ghé thăm và trên đảo chỉ có một số ít người chăm sóc.

Tên tiếng Anh của hòn đảo có nguồn gốc từ tên thuộc địa Đức là Bikini được đặt cho đảo san hô khi nó là một phần của New Guinea thuộc Đức. Tên tiếng Đức được phiên âm từ tên tiếng Marshall của hòn đảo là Pikinni, "Pik" có nghĩa là bề mặt và "Ni" có nghĩa là dừa.

 
Bản đồ - Đảo san hô vòng Bikini (Bikini Atoll)
Quốc gia - Quần đảo Marshall
Quốc kỳ Quần đảo Marshall
Quần đảo Marshall, tên chính thức Cộng hòa Quần đảo Marshall (Aolepān Aorōkin M̧ajeļ), là một đảo quốc nằm gần xích đạo trên Thái Bình Dương, hơn chệch về phía tây Đường đổi ngày quốc tế. Vế mặt địa lý, quốc gia này là một phần của nhóm đảo Micronesia lớn hơn. Dân số Quần đảo Marshall là 53.158 người (thống kê 2011 ), cư ngụ trên 29 rạn san hô vòng, gồm 1.156 đảo và đảo nhỏ. Nước này có biên giới đường biển với Liên bang Micronesia về phía đông, Đảo Wake về phía bắc, Kiribati về phía đông nam, và Nauru về phía nam. Khoảng 27.797 người (thống kê 2011) sống tại Majuro, thủ đô đất nước.

Người Micronesia đến định cư tại Quần đảo Marshall vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN, họ sử dụng bản đồ bằng que truyền thống. Người châu Âu biết đến nơi này từ thập niên 1520, khi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Alonso de Salazar trông thấy một rạn san hô ở đây năm 1526. Những chuyến viễn chinh của người Anh và người Tây Ban Nha tiếp diễn sau đó. Quần đảo được đặt theo tên nhà thám hiểm người Anh John Marshall, người đã đến đây năm 1788. Người Marshall gọi nơi mình sống là "jolet jen Anij" (Những món quà của Chúa).
Tiền tệ / Language  
ISO Tiền tệ Biểu tượng Significant Figures
USD Đô la Mỹ (United States dollar) $ 2
ISO Language
MH Tiếng Marshall (Marshallese language)
Vùng lân cận - Quốc gia