Tiền tệ - Đô la New Zealand

Tiền tệ  >  Đô la New Zealand

Đô la New Zealand

$
Đô la New Zealand (Tiếng Māori: Tāra o Aotearoa, Ký hiệu: $, mã NZD) là tiền tệ và phương tiện thanh toán hợp pháp của New Zealand, Quần đảo Cook, Niue, Tokelau, Lãnh thổ phụ thuộc Ross, và lãnh thổ thuộc Anh quốc, Quần đảo Pitcairn. Nó thường được viết tắt bằng Ký hiệu đô la ($), đôi khi là NZ$ để phân biệt với những nước khác sử dụng đồng Đô la. Trong thanh toán hằng ngày, nó thường được gọi với cái tên ‘’Kiwi’’, có nguồn gốc từ New Zealand liên quan đến tên một loài chim bản địa và đồng xu $1 miêu tả Chim Kiwi.

Từ năm 1967, 1 đô la được chia làm 100 cents. Nó có mười mệnh giá, 5 mệnh giá tiền xu và 5 mệnh giá tiền giấy, nhỏ nhất là đồng 10 cents. Đã từng có những mệnh giá thấp hơn, nhưng đã ngừng phát hành vì lạm phát.

Đô la New Zealand là một trong mười ngoại tệ phổ biến nhất trên thị trường ngoại hối, với 2,1% tổng giá trị thị trường vào tháng 4 năm 2016.

Trước sự ra đời của Đô la New Zealand vào năm 1967, đồng Bảng New Zealand là tiền tệ của New Zealand, đã có sự phân biệt với đồng Bảng Anh từ năm 1933. Đồng bảng này sử dụng hệ £sd, một bảng được chia làm 20 shillings và 1 shilling chia làm 12 pence. Nhưng từ những năm 1950s nó được xem là phức tạp và rườm rà.

Việc chuyển sang tiền tệ hệ thập phân đã được đề xuất ở New Zealand từ những năm 1930s, nhưng đến những năm 1950s việc này mới được lên kế hoạch thực hiện. Vào năm 1957, một uỷ ban đã được thành lập bởi Chính quyền để nghiên cứu tiền tệ hệ thập phân. Ý tưởng này nhận được rất nhiều phản hồi tích cực. Năm 1963, Chính quyền đã chấp thuận việc phát hành tiền tệ mới cho New Zealand. Đạo luật Tiền tệ thập phân đã được thông qua vào năm 1964, ấn định việc phát hành vào ngày 10 tháng 7 năm 1967. Những từ như “fern”, “kiwi”, “zeal” đã được đề xuất cùng với từ “dollar”, vì nhiều người bấy giờ thích liên kết với Đô la Mỹ. Cuối cùng, từ “dollar” đã được chọn. Một nhân vật hoạt hình theo Chủ nghĩa đại chúng Đô la có tên “Mr.Dollar” trở thành biểu tượng của quá trình chuyển giao trong một chiến dịch quản cáo khổng lồ.

Vào Thứ hai ngày 10 tháng 7 năm 1967 (“Ngày tiền tệ thập phân”), Đô la New Zealand đã được phát hành và thay thế đồng bảng với tỉ lệ 2 đô la ăn 1 bảng (1 đô la đổi 10 shillings, 10 cents đổi 1 shillings,  5⁄6 đổi 1 penny). Hơn 27 triệu tờ tiền giấy đã được in và 165 triệu đồng xu đã được đúc phục vụ cho việc chuyển giao.

Đô la New Zealand ban đầu được gắn với Đô la Mỹ với tỉ lệ US$1.43 = NZ$1. Tỉ giá được thay đổi vào ngày 21 tháng 11 trong cùng năm thành US$1.12 = NZ$1 sau sự mất giá của đồng bảng Anh (tham khảo Hệ thống Bretton Woods, và vì New Zealand phá giá nhiều hơn Anh quốc.

Vào năm 1971, Mỹ phá giá đô la quy đổi sang vàng, nhà chức trách New Zealand quyết định thay đổi tỉ giá thành US$1.216 với mức biến động 4.5%, nhằm giữ giá vàng tương đương. Từ ngày 9 tháng 7 năm 1973 đến ngày 4 tháng tháng 3 năm 1975, giá trị của đồng đô la được xác định từ một rổ tiền tệ thương mại của các loại tiền tệ.Đô la New Zealand đã được thả nổi với tỷ lệ ban đầu US$0.4444. Từ khi giá trị của đồng đô la được xác định trên thị trường tài chính, NZ$ đã được xác định trong khoảng US$0.39 đến 0.88. Giá trị trung bình hằng ngày của đồng đô la là US$0.3922 vào ngày 22 tháng 11 năm 2000, và đạt được tỉ giá cao nhất vào ngày 22 tháng 7 năm 2011 với tỉ giá US$0.8666. Phần lớn sự biến động trung hạn trong tỷ giá này là do sự khác biệt về lãi suất.

Đô la New Zealand thường chịu tác động mạnh của Thị trường ngoại hối, và nó trở thành một trong 10 loại ngoại tệ phổ biến nhất.

Vào ngày 11 tháng 6 năm 2007, Ngân hàng Dự trữ bán một lượng không rõ Đô la New Zealand để nhận lấy 9 tỷ USD nhằm hạ giá đồng tiền. Đây là sự can thiệp đầu tiên vào thị trường bởi Ngân hàng kể khi thả nổi đồng tiền vào năm 1985.

Quốc gia

New Zealand

New Zealand (phiên âm tiếng Việt: Niu Di-lân, Hán-Việt: Tân Tây Lan) là một quốc gia hải đảo nằm ở vùng Tây Nam Thái Bình Dương bao gồm hai đảo chính (tên là đảo Bắc và đảo Nam) và nhiều đảo nhỏ hơn, trong số đó được biết đến nhiều nhất là đảo Stewart/Rakiura. Theo tiếng Māori bản địa, New Zealand được gọi là Aotearoa có thể dịch là "vùng đất của dải mây trắng dài". Lãnh thổ của New Zealand còn bao gồm cả quần đảo Cook và Niue (tự quản bằng một chính phủ liên kết tự do); Tokelau; và Ross Dependency (vùng lãnh thổ được New Zealand tuyên bố chủ quyền tại châu Nam cực).

New Zealand được biết đến nhiều vì vị trí biệt lập về mặt địa lý của quốc gia này: lãnh thổ của New Zealand nằm cách phía Đông Nam nước Úc khoảng 2.000 kilomet (1.200 dặm) băng qua biển Tasman. Các quốc gia gần New Zealand nhất là Nouvelle Calédonie về phía bắc tây-bắc, Fiji vè phía bắc và Tonga về phía bắc đông-bắc. Trong khoảng thời gian biệt lập lâu dài, tại New Zealand đã phát triển một hệ động thực vật đặc thù riêng chiếm ưu thế bởi các loài chim. Nhiều loài này đã tuyệt chủng kể từ khi con người di cư đến nơi này và mang theo các loài hữu nhũ xâm lấn.

Niue

Niue là một đảo quốc ở Nam Thái Bình Dương, thường được biết đến như " Đảo đá Polynesia", và cư dân bản địa trên đảo gọi tắt là "Đảo đá". Niue cách 2.400 km về phía đông bắc New Zealand, trong một tam giác giữa Tonga ở phía tây nam, Samoa ở phía tây bắc và Quần đảo Cook ở đông nam. Diện tích đảo là 260 km² với khoảng 1400 cư dân chủ yếu là người Polynesia. Trong sự tự trị, Niue có liên kết tự do với New Zealand, và có chủ quyền không đầy đủ. Nữ hoàng Elizabeth II là Nguyên thủ Quốc gia của Niue. Hầu hết quan hệ ngoại giao chịu sự quản lý của New Zealand, nước đại diện cho Niue. Năm 2003, Niue là "quốc gia WiFi" đầu tiên trên thế giới.

Hiến pháp Niue giao quyền hành pháp cho vương quyền của Nữ hoàng New Zealand và Toàn quyền New Zealand. Hiến pháp ghi rõ chủ quyền thực tiễn trong các công việc hàng ngày được trao cho Nội các chính quyền Niue, gồm thủ tướng và ba Bộ trưởng khác. Thủ tướng và Bộ trưởng là thành viên của Hội đồng Lập pháp Niue, tương đương với Quốc hội.

Quần đảo Cook

Quần đảo Cook (Tiếng Māori quần đảo Cook: Kūki 'Āirani) là một nền dân chủ nghị viện tự trị trong liên minh tự do với New Zealand. Mười lăm đảo nhỏ trong quốc gia ở Nam Thái Bình Dương này có diện tích đất liền tổng cộng 240 km² (92,7 sq mi), Khu vực Kinh tế Độc quyền (EEZ) của Quần đảo Cook bao phủ đến 1,8 triệu km² (0,7 triệu dặm vuông) đại dương.

Trung tâm đông dân nhất là đảo Rarotonga (khoảng 10.572 người vào năm 2011), nơi có một sân bay quốc tế. Cũng có nhiều dân cư quần đảo này sống ở New Zealand, cụ thể là ở Đảo Bắc; trong điều tra năm 2013, 61.839 người tự nhận mình là hậu duệ của người Māori đảo Cook.

Quần đảo Pitcairn

Quần đảo Pitcairn (tiếng Pitkern: Pitkern Ailen), tên gọi chính thức: Pitcairn, Henderson, Ducie và Oeno, là một quần đảo nằm ở Nam Thái Bình Dương. Quần đảo là lãnh thổ hải ngoại của Anh (thuộc địa cũ của Anh), là vùng đất cuối cùng của Anh ở Thái Bình Dương. Chỉ có Đảo Pitcairn - đảo lớn thứ nhì - là có người ở.

Quần đảo nổi tiếng nhất do nó là ngôi nhà của những hậu duệ của những người nổi loạn trên tàu Bounty và những người Tahiti đi cùng họ, một sự kiện được thuật lại trong nhiều cuốn sách và phim truyện. Câu chuyện vẫn còn rõ ràng do họ của nhiều cư dân trên đảo. Với chỉ 50 cư dân (từ chín gia đình), Pitcairn cũng đáng chú ý vì là vùng đất có chính quyền ít dân nhất thế giới (mặc dù nó không phải là quốc gia độc lập). Ủy ban Liên Hiệp Quốc về Phi thuộc địa hóa liệt Quần đảo Pitcairn vào Danh sách các Vùng lãnh thổ không có chính quyền tự trị của Liên Hiệp Quốc.

Tokelau

Tokelau (IPA: [ˈtəʊkəˌlaʊ]) là một lãnh thổ thuộc chủ quyền của New Zealand. Vùng lãnh thổ này bao gồm các đảo san hô nằm ở phía nam Thái Bình Dương chỉ rộng 10 km² (khoảng 5 dặm vuông). Cũng giống như Tuvalu, cư dân sinh sống chủ yếu ở Tokelau là người Polynesia.

Trong một thời gian dài, Tokelau chịu sự thống trị của người phương Tây dưới tên gọi Quần đảo Thống nhất. Mãi đến năm 1976, đảo quốc này mới có tên chính thức như ngày nay. Tokelau hiện đang nằm trong danh sách các vùng lãnh thổ không hoàn toàn độc lập của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc. Theo thống kê gần đây, với 1,5 triệu đô la, nền kinh tế của Tokelau chỉ đứng cuối cùng trong bảng xếp hạng tổng sản lượng quốc nội (GDP) của các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Ngôn ngữ

New Zealand dollar (English)  Dollaro neozelandese (Italiano)  Nieuw-Zeelandse dollar (Nederlands)  Dollar néo-zélandais (Français)  Neuseeland-Dollar (Deutsch)  Dólar neozelandês (Português)  Новозеландский доллар (Русский)  Dólar neozelandés (Español)  Dolar nowozelandzki (Polski)  紐西蘭元 (中文)  Nyzeeländsk dollar (Svenska)  Dolar neozeelandez (Română)  ニュージーランド・ドル (日本語)  Новозеландський долар (Українська)  Новозеландски долар (Български)  뉴질랜드 달러 (한국어)  Uuden-Seelannin dollari (Suomi)  Dolar Selandia Baru (Bahasa Indonesia)  Naujosios Zelandijos doleris (Lietuvių)  Newzealandske dollar (Dansk)  Novozélandský dolar (Česky)  Yeni Zelanda doları (Türkçe)  Новозеландски долар (Српски / Srpski)  Novozélandský dolár (Slovenčina)  Új-zélandi dollár (Magyar)  Novozelandski dolar (Hrvatski)  Δολάριο Νέας Ζηλανδίας (Ελληνικά)  Đô la New Zealand (Tiếng Việt) 
 mapnall@gmail.com