Đô la Úc

Đô la Úc
$
Đô la Úc (ký hiệu: $, mã: AUD) là tiền tệ chính thức của Thịnh vượng chung Australia, bao gồm Đảo Giáng Sinh, Quần đảo Cocos (Keeling), Đảo Norfolk. Nó cũng là tiền tệ chính thức của các Quần đảo Thái Bình Dương độc lập bao gồm Kiribati, Nauru và Tuvalu. Ở ngoài lãnh thổ Úc, nó thường được nhận dạng bằng ký hiệu đô la ($), A$, đôi khi là AU$ nhằm phân biệt với những nước khác sử dụng đồng đô la. Một đô la chia làm 100 cents.

Vào tháng 4 năm 2016, Đô la Úc là loại tiền tệ phổ biến thứ năm trên thế giới, chiếm 6.9% tổng giá trị thị trường. Trong thị trường ngoại hối, nó chỉ đứng sau đồng Đô la Mỹ, đồng Euro, đồng Yên Nhật và đồng Bảng Anh. Đô la Úc rất phổ biến với các nhà đầu tư, bởi vì nó được đánh giá rất cao tại Úc, có tính tự do chuyển đổi cao trên thị trường, sự khả quan của nền kinh tế Úc và hệ thống chính trị, cung cấp lợi ích đa dạng trong đầu tư so với các đồng tiền khác trên thế giới, đặc biệt là sự tiếp xúc gần gũi với kinh tế châu Á. Đồng tiền này thường được các nhà đầu tư gọi là Aussie dollar.

Năm 1966, tiền xu đã được phát hành với các mệnh giá 1 cent, 2 cents, 5 cents, 10 cents, 20 cents, 50 cents. Đồng 50 cents chứa một hàm lượng bạc rất lớn (80%) và được thay thế bằng một loại đồng xu khác có hàm lượng bạc thấp hơn nhằm giảm giá thành sản xuất. Đồng xu 1 đô la được phát hành vào năm 1984, và đồng xu 2 đô la được phát hành vào năm 1988. Đồng 1 cent và 2 cents bị ngừng phát hành từ năm 1991. Để kỷ nhiệm 40 năm ngày phát hành tiền thập phân, năm 2006, Royal Australian Mint đã ra mắt phiên bản giới hạn và lưu nhiệm của đồng 1 cent và 2 cents. Đầu năm 2013, đồng tiền hình tam giác đầu tiên của Úc đã được phát hành nhằm kỷ niệm 25 năm ngày khánh thành toà nhà Quốc hội. Đồng xu $5 chứa 99.9% bạc và có hình ảnh toà nhà Quốc hội từ góc nhìn từ một trong những sảnh của toà nhà. Việc sử dụng tiền tệ được khuyến khích làm tròn đến đồng 5 cents. Tất cả mệnh giá tiền xu đều miêu tả những thứ cao quý nhất của Úc, Nữ hoàng Elizabeth II ở mặt trước. Tất cả đều được đúc bởi Royal Australian Mint.

Úc thường xuyên ra mắt phiên bản lưu nhiệm của đồng 50 cents. Đồng đầu tiên được ra mắt vào năm 1970, kỷ niệm James Cook thăm dò dọc theo bờ biển phía đông của lục địa Úc. Tiếp theo là vào năm 1977 nhằm kỷ niệm 25 năm ngày lên ngôi của Nữ hoàng Elizabeth II, đám cưới của Charles, Thân vương xứ Wales và Diana, Vương phi xứ Wales vào năm 1981, Đại hội thể thao Khối Thịnh vượng chung Brisbane năm 1982, 200 năm thành lập nước Úc vào năm 1988. Một lượng lớn phiên bản đã được phát hành vào những năm 1990s và thế kỷ 21 nhằm phục vụ cho các nhà sưu tầm. Úc cũng đã phát hành phiên bản đặc biệt cho đồng 20 cents, 1 đô la và 2 đô la.

Những đồng 5 cents, 10 cents và 20 cents hiện tại có kích thước giống với mệnh giá tương đương của Đô la New Zealand và đồng 6 pence, shilling và 2 shillings (florin) của Anh. Năm 1990, Anh đã thay thế những đồng tiền trên bằng những đồng khác có kích thước nhỏ hơn, và New Zealand đã làm điều tương tự vào năm 2006 cùng với việc ngừng lưu hành đồng 5 cents. Với khối lượng 15.55 grams (0.549 oz) và đường kính 31.51 mm (1.25 in), đồng 50 cents Úc là một trong những đồng tiền xu lớn nhất được sử dụng trong lưu thông ngày nay. Trong lưu thông, đồng 5 cents cũ, đồng 10 cents và 20 cents Đô la New Zealand đường bị nhầm lẫn với những đồng tiền có mệnh giá tương đương của Úc vì có cùng mệnh giá, kích thước và cạnh. Cho đến khi kích thước của các đồng xu New Zealand được thay đổi vào năm 2004, tiền xu Úc với những mệnh giá dưới đô la vẫn được sử dụng ở cả hai nước. Có một sự nhầm lẫn thú vị giữa tiền xu mệnh giá lớn của 2 nước. Đồng $1 của Úc có kích thước giống đồng $2 của New Zealand, và đồng $1 của New Zealand có kích thước giống đồng $2 của Úc. Kết quả là các đồng xu của Úc thường xuyên được tìm thấy ở New Zealand và ngược lại.

Quốc gia
  • Đảo Heard và quần đảo McDonald
    Đảo Heard và quần đảo McDonald (viết tắt là HIMI ) là một quần đảo cằn cỗi không người ở nằm ở Nam Đại Dương, khoảng hai phần ba khoảng cách từ Madagascar đến châu Nam Cực, hoặc 7718 km từ phía nam Rajapur, Maharashtra. Nó là lãnh thổ của Úc từ năm 1947, và chỉ chứa hai núi lửa trong lãnh thổ thuộc Úc, một trong số đó, Ngọn Mawson, là ngọn núi cao nhất nước Úc. Tổng kích thước của nhóm đảo là 372 km².

    Các đảo đều không có người ghé qua cho đến giữa thập niên 1850, và rất có thể chưa từng có người nào nhìn thấy đảo cho đến thời gian đó. Peter Kemp, một người đánh bắt hải cẩu người Anh, là người đầu tiên cho rằng mình đã nhìn thấy một hòn đảo vào ngày 27 tháng 11 năm 1833, từ chiếc thuyền hai buồm Magnet trong cuộc hành trình từ Kerguelen đến châu Nam Cực và được cho là đã ghi đảo lên hải đồ năm 1833.
  • Quần đảo Cocos
    Lãnh thổ Quần đảo Cocos (Keeling) (tiếng Anh: Territory of the Cocos (Keeling) Islands) - còn gọi là Quần đảo Cocos và quần đảo Keeling - là một quần đảo đồng thời là lãnh thổ của Úc trong Ấn Độ Dương, nằm về phía tây nam đảo Christmas và ở vào khoảng giữa quãng đường từ Úc đến Sri Lanka. Quần đảo này bao gồm hai rạn san hô vòng và hai mươi bảy đảo san hô, trong đó hai đảo Tây và Home có xấp xỉ 600 dân sinh sống.

  • Đảo Giáng Sinh
    Lãnh thổ Đảo Christmas hay Lãnh thổ Đảo Giáng Sinh (Christmas Island) là một lãnh thổ của Úc nằm ở Ấn Độ Dương, 2600 kilômét (1600 mi) về phía tây bắc của Perth ở Tây Úc và 500 kilômét (300 mi) về phía nam của Jakarta, Indonesia.

    Có 1.600 cư dân sống trong một số "vùng định cư" ở đỉnh bắc của đảo: Flying Fish Cove (còn gọi là Kampong), Settlement, Silver City, Poon Saan và Drumsite.
  • Kiribati
    Kiribati (phiên âm: Ki-ri-bát, ), tên chính thức là Cộng hòa Kiribati (tiếng Gilbert: Ribaberiki Kiribati),, là một quốc đảo có khí hậu nhiệt đới nằm ở vùng trung tâm Thái Bình Dương. Nước này có tổng cộng 32 đảo san hô vòng và một đảo san hô cao, trải trên một diện tích khoảng 3,5 triệu kilomet vuông, rải rác quanh đường xích đạo, và giáp với Đường đổi ngày Quốc tế về phía đông.

    Cái tên Kiribati là phát âm địa phương của từ "Gilberts", xuất phát từ đảo chính của nước này là Quần đảo Gilbert. Kiribati giành được độc lập từ Anh Quốc vào năm 1979. Nước này là một thành viên thuộc Khối Thịnh vượng chung Anh, Quỹ Tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới, và trở thành thành viên đầy đủ của Liên hiệp Quốc vào năm 1999.
  • Nauru
    Nauru (phát âm ), tên chính thức là nước Cộng hòa Nauru, là một đảo quốc tại Micronesia thuộc Nam Thái Bình Dương. Với 9.378 cư dân sống trên một diện tích 21 km2, Nauru là quốc gia nhỏ nhất tại Nam Thái Bình Dương, nhỏ thứ ba trên thế giới về diện tích, chỉ sau Thành Vatican và Công quốc Monaco, quốc gia đầu tiên không có thủ đô hay thành phố và là đảo quốc nhỏ nhất trên thế giới. Ngoài ra, Nauru còn là nước cộng hòa có diện tích nhỏ nhất trên thế giới.

    Sau khi người Micronesia và người Polynesia định cư tại Nauru, hòn đảo bị Đế quốc Đức thôn tính và tuyên bố là một thuộc địa vào cuối thế kỷ XIX. Sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, Nauru trở thành một lãnh thổ ủy thác của Hội Quốc Liên do Úc, New Zealand, và Anh Quốc quản lý. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nauru bị quân đội Nhật Bản chiếm đóng. Sau chiến tranh, đảo lại trở thành lãnh thổ ủy thác. Nauru giành được độc lập vào năm 1968.
  • Tuvalu
    Tuvalu (IPA: [t:u:'valu]), còn được biết với tên Quần đảo Ellice, là một đảo quốc thuộc vùng phía Nam Thái Bình Dương, nằm giữa Hawaii và Úc. Diện tích Tuvalu bao gồm các đảo đá ngầm và san hô, và vùng rừng rậm chỉ rộng khoảng 26 km² (khoảng 10 dặm vuông) (đứng hàng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nhỏ nhất thế giới, sau Vatican - 0.44 km²; công quốc Monaco - 1.95 km² và Nauru - 21 km²).

    Căn cứ vào các tài liệu lịch sử, các nhà khoa học đã chứng minh rằng người Polynesia chính là những cư dân đầu tiên đặt chân lên Tuvalu. Đến cuối thế kỷ thứ XIX, Tuvalu bị thực dân cai quản. Trong suốt một thời gian dài (1892-1916), một phần đặt dưới quyền bảo hộ của chính quyền Anh. Năm 1916, một phần của quần đảo Gilbert và Ellice trở thành thuộc địa của thực dân Anh. Đến năm 1974, người dân đảo quốc này đã bỏ phiếu biểu quyết, chia thuộc địa này thành thành 2 vùng: quần đảo Gilbert trở thành quốc gia Kiribati độc lập; quần đảo Tuvalu phụ thuộc Anh. Năm 1978, Tuvalu gia nhập các nước thành viên thuộc Khối thịnh vượng chung Anh.
  • Đảo Norfolk
    Đảo Norfolk (°N, °W, phát âm: ; Norfuk: Norf'k Ailen ) là một đảo nhỏ tại Thái Bình Dương nằm giữa Australia, New Zealand, và New Caledonia, 1412 km về phía đông của Evans Head, Úc theo đường chim bay, và khoảng 900 km từ Đảo Lord Howe. Đảo là một phần của Thịnh vượng chung Úc. Cùng với hai đảo lân cận, Norfolk tạo nên một trong các vùng lãnh thổ của Úc. Nó có dân số 2.210 người (2014) với diện tích 35 km2. Thủ phủ là Kingston.

    Đảo Norfolk từng được người Đông Polynesia đến định cư nhưng nó đã bị bỏ hoang từ lâu trước khi được khai phá bởi Đại Anh, như một phần của cuộc khai hoang châu Úc năm 1788. Đảo từng là nơi sống của tù nhân từ 6 tháng 3 năm 1788 tới 5 tháng 5 năm 1855, trừ một khoảng gián đoạn 11 năm từ 15 tháng 2 năm 1814 tới 6 tháng 6 năm 1825, khi nó bị bỏ hoang. 8 tháng 6 năm 1856, thường dân bắt đầu đến định cư tại đây. Năm 1913, Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland trao Norfolk cho Úc để quản lý như một lãnh thổ phụ thuộc.