Ngôn ngữ - Nhóm ngôn ngữ Quechua

Ngôn ngữ  >  Nhóm ngôn ngữ Quechua

Nhóm ngôn ngữ Quechua

Quechua, còn gọi là Runasimi ("ngôn ngữ con người"), là một hệ ngôn ngữ bản địa, được nói bởi người Quechua sống trên dãy Andes và các vùng cao địa Nam Mỹ. Bắt nguồn từ một ngôn ngữ đơn nhất, Quechua là nhóm ngôn ngữ bản địa đông người nói nhất châu Mỹ, với chừng 8–10 triệu người nói. Khoảng 25% (7,7 triệu) người Peru nói ít nhất một dạng tiếng Quechua nào đó. Quechua được biết đến rộng rãi nhất ngôn ngữ chính của Đế quốc Inca. Thực dân Tây Ban Nha ban đầu ủng hộ việc sử dụng Quechua nhưng sau đó bắt đầu đàn áp việc dùng nó. Tuy vậy, tiếng Quechua sống sót và vẫn là ngôn ngữ hàng ngày của nhiều người.

Ở vùng Cusco, Quechua chịu ảnh hưởng của những ngôn ngữ địa phương khác như tiếng Aymara. Dạng Cuzco do vậy mang nhiều nét riêng biệt. Tương tự như vậy, những phương ngữ khác nhau xuất hiện, chịu ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương, khi Đế quốc Inca bành trướng và đưa Quechua lên làm ngôn ngữ chính thức.

Sau cuộc xâm lược đế quốc Inca của người Tây Ban Nha vào thế kỷ XVI, Quechua vẫn đóng vai trò "ngôn ngữ chung" đối với các tộc người bản địa. Nó được chính quyền thực dân công nhận và nhiều người Tây Ban Nha còn học nó để giao tiếp với dân bản xứ. Tăng lữ Công giáo chấp nhận Quechua ngôn ngữ Phúc Âm hóa. Nhờ việc sử dụng trong truyền giáo, Quechua tiếp tục lan rộng ở vài nơi.

Từ cuối thế kỷ XVII, chính quyền thực dân kết liễu vai trò hành chính và tôn giáo của Quechua, chấm dứt vai trò cộng đồng của nó tại Peru, sau khi cuộc nổi dậy của người bản địa do Túpac Amaru II đứng đầu.

Dù có thời kì phục hồi ngắn ngay sau khi các người Mỹ Latinh giành độc lập vào thế kỷ XIX, vai trò ngôn ngữ uy tín của Quechua đã mất đi. Dần dần việc sử dụng nó giảm xuống, chỉ còn ở những tộc người bản địa ở những nơi nông thôn và tương đối hẻo lánh. Tuy vậy, vào thế kỷ XXI, Quechua vẫn là ngôn ngữ của từ 8-10 triệu người dọc mạn tây Nam Mỹ.

Quốc gia

Bolivia

re'puβlika ðe bo'liβi̯a; tiếng Quechua: Bulubiya; tiếng Aymara: Wuliwya, Tiếng Việt: Bô-li-vi-a ), được đặt theo tên nhà cách mạng Simón Bolívar, là một quốc gia nằm kín trong lục địa ở trung tâm Nam Mỹ. Nước này có biên giới với Brasil ở phía bắc và phía đông, Paraguay và Argentina ở phía nam, Chile và Peru ở phía tây.


Peru

Peru (tiếng Tây Ban Nha: Perú, phiên âm tiếng Việt: Pê-ru), tên chính thức là Cộng hòa Peru (tiếng Tây Ban Nha: República del Perú) là một quốc gia nằm ở phía tây châu Nam Mỹ. Peru giáp Ecuador và Colombia phía bắc, giáp Brasil và Bolivia phía đông, giáp Chile phía nam và giáp Thái Bình Dương phía tây. Dân số của Peru vào tháng 7 năm 2007 là 28.674.757 người, mật độ dân số khoảng 21 người/km².

Peru là cái nôi của nền văn minh Inca rực rỡ xưa kia. Vào thế kỷ 16, người Tây Ban Nha đã xâm chiếm vùng đất này và thành lập phó vương phủ Peru. Sau khi độc lập vào năm 1821, Peru đã trải qua một thời gian dài bất ổn chính trị dưới các chế độ độc tài cũng như khủng hoảng kinh tế. Ngày nay Peru là một quốc gia theo thể chế cộng hòa và có nền kinh tế phát triển nhanh; chỉ số phát triển con người của Peru thuộc nhóm trung bình. Dù vậy Peru vẫn còn đối diện với rất nhiều vấn đề xã hội căng thẳng cũng như vấn nạn khoảng cách giàu nghèo ngày càng tăng. Peru là một thành viên của Liên Hiệp Quốc và APEC.

Ngôn ngữ

Quechua language (English)  Lingue quechua (Italiano)  Quechua (Nederlands)  Quechua (Français)  Quechua (Deutsch)  Língua quíchua (Português)  Кечуанские языки (Русский)  Lenguas quechuas (Español)  Język keczua (Polski)  克丘亞語 (中文)  Quechua (Svenska)  Limbi quechua (Română)  ケチュア語族 (日本語)  Кечуа (Українська)  Кечуа (Български)  케추아어족 (한국어)  Ketšua (Suomi)  Bahasa Quechua (Bahasa Indonesia)  Kečujų kalba (Lietuvių)  Quechua (Dansk)  Kečuánština (Česky)  Keçuva dilleri (Türkçe)  Кечуа (Српски / Srpski)  Ketšua keel (Eesti)  Kečuánčina (Slovenčina)  Kecsua nyelv (Magyar)  Kečuanski jezik (Hrvatski)  ภาษาเกชัว (ไทย)  Kečuanščina (Slovenščina)  Kečvu valoda (Latviešu)  Γλώσσες Κέτσουα (Ελληνικά)  Nhóm ngôn ngữ Quechua (Tiếng Việt) 
 mapnall@gmail.com