Tiếng Marshall

Tiếng Marshall
Tiếng Marshall (cách viết mới Kajin M̧ajeļ, cách viết cũ Kajin Majōl, ), còn gọi là tiếng Ebon, là một ngôn ngữ Micronesia. Đây là ngôn ngữ chính thức của quần đảo Marshall và là bản ngữ của chừng 44.000 người tại đây. Có khoảng 6.000 người nói hiện sống ngoài quần đảo Marshall.

Có hai phương ngữ chính: Rālik (tây) và Ratak (đông).

Tiếng Marshall là một thành viên của nhóm ngôn ngữ Micronesia trong ngữ chi châu Đại Dương của ngữ tộc Mã Lai-Đa Đảo thuộc ngữ hệ Nam Đảo. Những ngôn ngữ gần gũi nhất với tiếng Marshall là các ngôn ngữ Micronesia khác như tiếng Chuuk, tiếng Gilbert, tiếng Kosrae, tiếng Nauru và tiếng Pohnpei. Ví dụ, khối từ vựng của tiếng Marshall tương đồng 33% với của tiếng Pohnpei.

Quốc gia
  • Quần đảo Marshall
    Quần đảo Marshall, tên chính thức Cộng hòa Quần đảo Marshall (Aolepān Aorōkin M̧ajeļ), là một đảo quốc nằm gần xích đạo trên Thái Bình Dương, hơn chệch về phía tây Đường đổi ngày quốc tế. Vế mặt địa lý, quốc gia này là một phần của nhóm đảo Micronesia lớn hơn. Dân số Quần đảo Marshall là 53.158 người (thống kê 2011 ), cư ngụ trên 29 rạn san hô vòng, gồm 1.156 đảo và đảo nhỏ. Nước này có biên giới đường biển với Liên bang Micronesia về phía đông, Đảo Wake về phía bắc, Kiribati về phía đông nam, và Nauru về phía nam. Khoảng 27.797 người (thống kê 2011) sống tại Majuro, thủ đô đất nước.

    Người Micronesia đến định cư tại Quần đảo Marshall vào khoảng thiên niên kỷ 2 TCN, họ sử dụng bản đồ bằng que truyền thống. Người châu Âu biết đến nơi này từ thập niên 1520, khi nhà thám hiểm người Tây Ban Nha Alonso de Salazar trông thấy một rạn san hô ở đây năm 1526. Những chuyến viễn chinh của người Anh và người Tây Ban Nha tiếp diễn sau đó. Quần đảo được đặt theo tên nhà thám hiểm người Anh John Marshall, người đã đến đây năm 1788. Người Marshall gọi nơi mình sống là "jolet jen Anij" (Những món quà của Chúa).