Ngôn ngữ - Tiếng Ba Tư

Ngôn ngữ  >  Tiếng Ba Tư

Tiếng Ba Tư

Tiếng Ba Tư, còn được biết đến như tiếng Farsi (فارسی ), là một ngôn ngữ Iran thuộc ngữ tộc Ấn-Iran của hệ ngôn ngữ Ấn-Âu. Nó chủ yếu được nói ở Iran, Afghanistan (dưới tên gọi Dari từ năm 1958), và Tajikistan (dưới tên gọi Tajik từ thời Xô Viết), và một vài vùng khác về mặt lịch sử được xem là thuộc Đại Iran. Tiếng Ba Tư, nói chung, được viết bằng chữ Ba Tư, một biến thể của chữ Ả Rập.

Tiếng Ba Tư hiện đại là sự tiếp nối của tiếng Ba Tư trung đại, ngôn ngữ tôn giáo và văn học chính thức của Đế quốc Sassanid, mà chính nó lại là hậu thân của tiếng Ba Tư cổ, ngôn ngữ của Đế quốc Achaemenid. Ngữ pháp của nó tương đồng với của nhiều ngôn ngữ châu Âu đương thời.

Có chừng 110 triệu người nói tiếng Ba Tư trên toàn cầu, và ngôn ngữ này có vị thế chính thức tại Iran, Afghanistan, và Tajikistan. Trong nhiều thế kỷ, tiếng Ba Tư cũng là ngôn ngữ văn hóa tại nhiều vùng ở Tây Á, Trung Á, và Nam Á.

Tiếng Ba Tư đã ảnh hưởng (chủ yếu về từ vựng) một cách đáng kể lên nhiều ngôn ngữ xung quanh, nhất là các ngôn ngữ Turk miền Trung Á, Kavkaz, và Tiểu Á, những ngôn ngữ Iran lân cận, cũng như tiếng Armenia, tiếng Gruzia, và vài ngôn ngữ Ấn-Iran khác, đặc biệt là tiếng Urdu (một dạng tiếng Hindustan). Nó cũng ảnh hưởng phần nào lên tiếng Ả Rập, nổi bật nhất là ở tiếng Ả Rập Bahran. Ngược lại, tiếng Ba Tư cũng mượn rất nhiều từ trong tiếng Ả Rập sau cuộc xâm lược Ba Tư của người Ả Rập.

Quốc gia

Afghanistan

Cộng hòa Hồi giáo Afghanistan (phiên âm tiếng Việt: Áp-ga-ni-xtan, Hán-Việt: A Phú Hãn; chữ Hán: ; tiếng Pashtu: د افغانستان اسلامي جمهوریت Da Afġānistān Islāmī jomhoriyat; tiếng Dari: جمهوری اسلامی افغانستان jomhoriye-e Eslāmī-ye Afġānistān) là một quốc gia nằm giữa lục địa châu Á, có tên cũ là Nhà nước Hồi giáo Afghanistan (د افغانستان اسلامي دول Da Afghanistan Islami Dawlat). Tùy theo trường hợp nước này có thể bị coi là thuộc Trung và/hay Nam Á cũng như Trung Đông. Về mặt tôn giáo, ngôn ngữ, dân tộc và địa lý nước này có quan hệ với hầu hết các quốc gia láng giềng. Afghanistan có đường biên giới dài với Pakistan ở phía nam và phía đông, Iran ở phía tây, Turkmenistan, Uzbekistan và Tajikistan ở phía bắc, và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ở khu vực viễn đông bắc. Cái tên Afghanistan có nghĩa "Vùng đất của người Afghan".

Afghanistan bao gồm nhiều nhóm sắc tộc, và nằm ở ngã tư đường giữa Đông và Tây. Nước này từng là một trung tâm thương mại và di cư cổ đại. Vùng này cũng đã trải qua nhiều lần bị xâm lược và chinh phục, gồm cả từ Đế quốc Ba Tư, Alexandros Đại đế, người Ả Rập Hồi giáo, các dân tộc người Turk và những người du mục Mông Cổ, Đế quốc Anh, Liên bang Xô Viết và cả Hoa Kỳ.

Bahrain

Bahrain tên đầy đủ là Vương quốc Bahrain (tiếng Ả Rập: مملكة البحرين; Tiếng Việt: Vương quốc Ba-ranh; Hán-Việt: Ba Lâm Vương quốc), là một đảo quốc tại Vịnh Ba Tư (Tây Á/Trung Đông). Ả Rập Saudi nằm ở phía tây và nối với Bahrain bởi Đường đê Vua Fahd (chính thức mở cửa ngày 25 tháng 11 năm 1986), và Qatar ở phía nam qua Vịnh Ba Tư. Chiếc Cầu hữu nghị Qatar–Bahrain, hiện đang được lên kế hoạch, với đường nối Bahrain tới Qatar là đường nối dài nhất thế giới.


Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (دولة الإمارات العربية المتحدة ', thường được gọi ngắn là UAE – viết tắt của tên tiếng Anh là United Arab Emirates''') là một quốc gia quân chủ chuyên chế liên bang tại Tây Á. Quốc gia này nằm trên bán đảo Ả Rập và giáp với vịnh Ba Tư, có biên giới trên bộ với Oman về phía đông và với Ả Rập Xê Út về phía nam, có biên giới hàng hải với Qatar về phía tây và với Iran về phía bắc. Năm 2013, dân số Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là 9,2 triệu, trong đó 1,4 triệu người có quyền công dân và 7,8 triệu người là ngoại kiều.

Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất là một liên bang gồm bảy tiểu vương quốc, được thành lập vào ngày 2 tháng 12 năm 1971. Các tiểu vương quốc cấu thành là Abu Dhabi, Ajman, Dubai, Fujairah, Ras al-Khaimah, Sharjah và Umm al-Quwain. Mỗi tiểu vương quốc do một vị quân chủ chuyên chế cai trị; họ hình thành Hội đồng Tối cao Liên bang. Một trong các quân chủ được chọn làm tổng thống của liên bang. Hồi giáo là quốc giáo và tiếng Ả Rập là ngôn ngữ chính thức (song tiếng Anh và các ngôn ngữ Ấn Độ được nói phổ biến).

Iran

Cộng hòa Hồi giáo Iran (tiếng Ba Tư: جمهوری اسلامی ايران Jomhūrī-ye Eslāmī-ye Īrān), gọi đơn giản là Iran (ايران Īrān), là một quốc gia ở Trung Đông, phía tây nam của châu Á. Trước 1935, tên của nước này là Ba Tư.

Iran giáp với Armenia, Azerbaijan, và Turkmenistan về phía bắc, Pakistan và Afghanistan về phía đông, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq về phía tây. Nó cũng giáp biển Caspia về phía Bắc. Vịnh Ba Tư (thuộc Iran) là vùng vành đai nông của Ấn Độ Dương nằm giữa Bán đảo Ả Rập và vùng tây nam Iran.

Ngôn ngữ

Persian language (English)  Lingua persiana (Italiano)  Perzisch (Nederlands)  Persan (Français)  Persische Sprache (Deutsch)  Língua persa (Português)  Персидский язык (Русский)  Idioma persa (Español)  Język perski (Polski)  波斯语 (中文)  Persiska (Svenska)  Limba persană (Română)  ペルシア語 (日本語)  Перська мова (Українська)  Персийски език (Български)  페르시아어 (한국어)  Persian kieli (Suomi)  Bahasa Persia (Bahasa Indonesia)  Persų kalba (Lietuvių)  Persisk (Dansk)  Perština (Česky)  Farsça (Türkçe)  Персијски језик (Српски / Srpski)  Pärsia keel (Eesti)  Perzské jazyky (Slovenčina)  Újperzsa nyelv (Magyar)  Perzijski jezik (Hrvatski)  ภาษาเปอร์เซีย (ไทย)  Perzijščina (Slovenščina)  Persiešu valoda (Latviešu)  Περσική γλώσσα (Ελληνικά)  Tiếng Ba Tư (Tiếng Việt) 
 mapnall@gmail.com