Ngôn ngữ - Tiếng Mông Cổ

Ngôn ngữ  >  Tiếng Mông Cổ

Tiếng Mông Cổ

Tiếng Mông Cổ (chữ Mông Cổ truyền thống: Moŋɣol kele; chữ Kirin: Монгол хэл, Mongol khel) là ngôn ngữ chính thức của Mông Cổ, và là thành viên nổi bật hơn cả của ngữ hệ Mongol. Số người nói tất cả các phương ngữ khác nhau lên tới hơn 5,2 triệu, gồm đa phần cư dân ở Mông Cổ và nhiều người Mông Cổ ở Khu tự trị Nội Mông Cổ. Tại Mông Cổ, phương ngữ Khalkha, viết bằng chữ Kirin (và có lúc bằng chữ Latinh trên mạng xã hội), chiếm ưu thế, còn ở Nội Mông, tiếng Mông Cổ sự đa dạng về phương ngữ hơn và được viết bằng chữ viết Mông Cổ truyền thống.

Một số học giả coi những ngôn ngữ Mongol khác như Buryat và Oirat là phương ngữ tiếng Mông Cổ, song cách phân loại này không tương đồng với tiêu chuẩn quốc tế hiện nay.

Tiếng Mông Cổ có sự hài hòa nguyên âm (vowel harmony) và cấu trúc âm tiết phức tạp cho phép những nhóm ba phụ âm nằm cuối âm tiết hiện diện. Đây là một ngôn ngữ chắp dính điển hình, dựa trên các chuỗi hậu tố. Dù có thứ tự từ cơ sở (chủ-tân-động), sự sắp xếp cụm danh từ lại tương đối tự do, nên vai trò ngữ pháp phải được chỉ ra bởi một hệ thống gồm khoảng tám cách ngữ pháp. Tiếng Mông Cổ có năm dạng (voice). Động từ cho biết dạng, thể, thì, và tình thái/bằng chứng.

Tiếng Mông Cổ hiện đại phát triển từ tiếng Mông Cổ trung đại, ngôn ngữ Đế quốc Mông Cổ vào thế kỷ XIII-XIV. Trong quá trình biến đổi này, một đợt tái cấu trúc hòa âm nguyên âm xuất hiện, nguyên âm dài phát triển, hệ thống cách ngữ pháp biến đổi, và hệ thống động từ được tái dựng. Tiếng Mông Cổ có liên quan tới tiếng Khiết Đan (Khitan). Nó thuộc về vùng ngôn ngữ Bắc Á, cùng với hệ ngôn ngữ Turk, hệ ngôn ngữ Mongol, ngữ tộc Tungus, tiếng Hàn Quốc và tiếng Nhật Bản. Văn học tiếng Mông Cổ được lưu giữ tốt ở dạng viết, với những văn liệu từ đầu thế kỷ XVIII.

Tiếng Mông Cổ là ngôn ngữ chính thức của Mông Cổ, nơi nó là ngôn ngữ nói của 3,6 triệu người (thống kê 2014), và là ngôn ngữ khu vực tại Khu tự trị Nội Mông Cổ, nơi có ít nhất là 4,1 triệu người Mông Cổ. Khoảng một nửa trong số 5,8 người Mông Cổ trên khắp Trung Quốc nói ngôn ngữ này (ước tính 2005) Tuy nhiên, không biết chính xác số người nói tiếng Mông Cổ tại Trung Quốc. Tiếng Mông Cổ tại Trung Quốc đã trải qua nhiều đợt suy sụp và phục hồi, nhất là tại Nội Mông. Đợt suy sụp đầu tiên là vào cuối thời nhà Thanh, đến một cuộc phục hồi (1947 tới 1965), rồi đợt suy sụp lần hai (1966 tới 1976), đến một cuộc phục hồi thứ hai (1977 tới 1992), rồi cuối cùng là một đợt suy sụp lần ba (1995 tới 2012). Tình trạng đa ngữ tại Nội Mông không làm cản trở người Mông Cổ tại đây bảo tồn ngôn ngữ của họ. Dù một số không rõ người Mông Cổ không còn biết nói tiếng Mông Cổ nữa, họ vẫn được chính phủ Trung Quốc xem là người Mông Cổ và vẫn tự coi mình là người Mông Cổ. Những đứa trẻ người lai Hán-Mông Cổ cũng được ghi nhận là người Mông Cổ.

Quốc gia

Mông Cổ

Mông Cổ (tiếng Mông Cổ: Монгол улс) là một quốc gia Trung Á giáp với Liên bang Nga về phía bắc và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về phía nam, phía đông và phía tây. Dù không có biên giới chung với Kazakhstan nhưng điểm cực Tây của Mông Cổ chỉ cách điểm cực Đông của Kazakhstan 38 km (24 dặm). Đây là quốc gia có diện tích lớn thứ 19 trên thế giới đồng thời là quốc gia không giáp biển có diện tích lớn thứ nhì, sau Kazakhstan. Với một diện tích rộng lớn nhưng dân số chỉ khoảng 3 triệu người (2007), Mông Cổ trở thành nước có mật độ dân cư thấp nhất hành tinh. Phần lớn đất đai Mông Cổ không thể trồng trọt được, chủ yếu là thảo nguyên, đồi núi và sa mạc. Thủ đô và thành phố lớn nhất của Mông Cổ là Ulan Bator, là nơi sinh sống của gần 38% dân số.

Vùng đất thuộc quốc gia Mông Cổ ngày nay xưa kia từng bị cai trị bởi nhiều đế chế du mục như Hung Nô, Tiên Ti, Nhu Nhiên, Đột Quyết và nhiều đế chế khác. Đế quốc Mông Cổ được xây dựng từ năm 1206 bởi Thành Cát Tư Hãn. Vào thế kỉ 13, Đế quốc Mông Cổ đã tiến hành những cuộc chiến tranh chinh phục khắp châu Á và châu Âu. Đế chế Mông Cổ lúc bấy giờ trở thành quốc gia rộng lớn và hùng mạnh nhất thế giới.

Ngôn ngữ

Mongolian language (English)  Lingua mongola (Italiano)  Mongools (Nederlands)  Mongol (Français)  Mongolische Sprache (Deutsch)  Língua mongol (Português)  Монгольский язык (Русский)  Idioma mongol (Español)  Język mongolski (Polski)  蒙古语 (中文)  Mongoliska (Svenska)  Limba mongolă (Română)  モンゴル語 (日本語)  Монгольська мова (Українська)  Монголски език (Български)  몽골어 (한국어)  Halha-mongolin kieli (Suomi)  Bahasa Mongol (Bahasa Indonesia)  Mongolų kalba (Lietuvių)  Mongolsk (Dansk)  Mongolština (Česky)  Moğolca (Türkçe)  Монголски језик (Српски / Srpski)  Mongoli keel (Eesti)  Mongolčina (Slovenčina)  Mongol nyelv (Magyar)  ภาษามองโกเลีย (ไทย)  Mongoļu valoda (Latviešu)  Μογγολική γλώσσα (Ελληνικά)  Tiếng Mông Cổ (Tiếng Việt) 
 mapnall@gmail.com