Quần đảo Samoa
Quần đảo Samoa là một quần đảo có diện tích 3.030 km² ở trung tâm Nam Thái Bình Dương, là một phần của khu vực Polynesia. Dân số trên quần đảo này khoảng 250.000 người, sử dụng chung ngôn ngữ là tiếng Samoa và có chung một nền văn hóa, gọi là fa'asamoa. Ngày nay, về mặt địa chính trị quần đảo thuộc về quyền quản lý của hai chính quyền:
* Samoa là một quốc gia độc lập hay còn được gọi là Tây Samoa (2.831 km² và 185.000 dân)
Samoa thuộc Mỹ
Samoa thuộc Mỹ (American Samoa; tiếng Samoa: Amerika Sāmoa, cũng gọi là Amelika Sāmoa hay Sāmoa Amelika) là một lãnh thổ chưa hợp nhất của Hoa Kỳ nằm tại Nam Thái Bình Dương, ở phía đông nam của Samoa.
Samoa thuộc Mỹ gồm năm đảo lớn và hai rạn san hô vòng, đảo lớn nhất và đông dân nhất là Tutuila. Samoa là bộ phận của Quần đảo Samoa, nằm ở phía tây của Quần đảo Cook, phía bắc của Tonga, và cách 300 dặm (500 km) về phía nam của Tokelau. Phía tây của Quần đảo là nhóm Wallis và Futuna.
Tuvalu
Tuvalu (IPA: [t:u:'valu]), còn được biết với tên Quần đảo Ellice, là một đảo quốc thuộc vùng phía Nam Thái Bình Dương, nằm giữa Hawaii và Úc. Diện tích Tuvalu bao gồm các đảo đá ngầm và san hô, và vùng rừng rậm chỉ rộng khoảng 26 km² (khoảng 10 dặm vuông) (đứng hàng thứ tư trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ nhỏ nhất thế giới, sau Vatican - 0.44 km²; công quốc Monaco - 1.95 km² và Nauru - 21 km²).
Căn cứ vào các tài liệu lịch sử, các nhà khoa học đã chứng minh rằng người Polynesia chính là những cư dân đầu tiên đặt chân lên Tuvalu. Đến cuối thế kỷ thứ XIX, Tuvalu bị thực dân cai quản. Trong suốt một thời gian dài (1892-1916), một phần đặt dưới quyền bảo hộ của chính quyền Anh. Năm 1916, một phần của quần đảo Gilbert và Ellice trở thành thuộc địa của thực dân Anh. Đến năm 1974, người dân đảo quốc này đã bỏ phiếu biểu quyết, chia thuộc địa này thành thành 2 vùng: quần đảo Gilbert trở thành quốc gia Kiribati độc lập; quần đảo Tuvalu phụ thuộc Anh. Năm 1978, Tuvalu gia nhập các nước thành viên thuộc Khối thịnh vượng chung Anh.