Tiếng Trung Quốc

Tiếng Trung Quốc
Tiếng Trung Quốc, còn gọi là tiếng Trung, tiếng Hoa, tiếng Hán, Trung văn (中文 Zhōngwén), Hoa ngữ (華語/华语 Huáyǔ), Hoa văn (華文/华文), Hán ngữ (漢語/汉语 Hànyǔ), là một nhóm các ngôn ngữ tạo thành một ngữ tộc trong ngữ hệ Hán-Tạng. Một số nhà ngôn ngữ học gọi tiếng Trung là ngữ tộc Hán (tiếng Anh: Chinese languages hoặc Sinitic languages) nhằm nhấn mạnh tiếng Trung là một nhóm các ngôn ngữ khác nhau chứ không phải là một ngôn ngữ duy nhất. Tiếng Trung là tiếng mẹ đẻ của người Hán, chiếm đa số tại Trung Quốc và là ngôn ngữ chính hoặc phụ của các dân tộc thiểu số tại đây. Gần 1,2 tỉ người (chừng 16% dân số thế giới) có tiếng mẹ đẻ là một biến thể tiếng Hoa nào đó.

Các dạng tiếng Trung Quốc khác nhau thường được người bản ngữ coi là các phương ngữ của cùng một ngôn ngữ. Tuy nhiên, do không có tính thông hiểu lẫn nhau (mutual intelligibility), chúng được nhiều nhà ngôn ngữ học coi là các ngôn ngữ riêng biệt trong cùng một họ ngôn ngữ, giống như kiểu nhóm ngôn ngữ Rôman. Ngành nghiên cứu về mối quan hệ lịch sử giữa các thứ tiếng Trung Quốc vẫn còn khá non trẻ. Hiện tại, hầu hết các phân loại đều xếp từ 7 đến 13 nhóm khu vực chính dựa trên sự phát triển ngữ âm từ tiếng Hán trung cổ, trong đó ngôn ngữ được nói nhiều nhất cho đến nay là tiếng Quan Thoại (với khoảng 800 triệu người nói, tương đương 66%), tiếp theo là nhánh Mân (75 triệu, ví dụ tiếng Mân Nam), nhánh Ngô (74 triệu, ví dụ tiếng Thượng Hải), và nhánh Quảng Đông (68 triệu, ví dụ tiếng Quảng Châu). Các nhánh này không thể thông hiểu lẫn nhau, và nhiều phân nhóm của chúng không thể hiểu được các tiếng khác trong cùng một nhánh (ví dụ: Mân Nam). Tuy nhiên, có những khu vực chuyển tiếp nơi các ngôn ngữ từ các nhánh khác nhau chia sẻ đủ đặc điểm để có một số sự thông hiểu hạn chế, bao gồm tiếng Tân Tương với Quan thoại Tây Nam, tiếng Tuyên Châu với Quan thoại Hạ Giang, tiếng Tấn với Quan thoại Trung Nguyên và một số phương ngữ của tiếng Khách Gia với tiếng Cám (mặc dù không thể thông hiểu tiếng Khách Gia chính thống). Tất cả các phương ngữ tiếng Trung Quốc đều có thanh điệu và phần lớn là ngôn ngữ đơn lập.

Tiếng Trung Quốc là một phần của ngữ hệ Hán-Tạng, cùng với tiếng Miến, tiếng Tạng và nhiều ngôn ngữ khác phân bố khắp Himalaya và các vùng lân cận. Dù mối quan hệ giữa các ngôn ngữ trong ngữ hệ này đã được đề xuất từ thế kỷ XIX và nay được chấp nhận rộng rãi, việc phục nguyên tiếng Hán-Tạng nguyên thủy khi so với tiếng Ấn-Âu nguyên thủy thì kém hoàn chỉnh hơn nhiều. Những khó khăn trong phục nguyên bao gồm sự đa dạng nội tại của hệ, sự thiếu vắng biến tố ở nhiều ngôn ngữ, và ảnh hưởng của sự tiếp xúc ngôn ngữ. Hơn nữa, nhiều ngôn ngữ nhỏ có mặt ở vùng núi khó tiếp cận, và thường cũng ở khu vực biên giới nhạy cảm. Thiếu sự phục nguyên chắc chắn của tiếng Hán-Tạng nguyên thủy, cấu trúc thượng tầng của ngữ hệ hiện nay vẫn còn bỏ ngỏ. Ngữ hệ Hán-Tạng thường được tạm chia làm hai ngữ tộc: Hán và Tạng-Miến.

Quốc gia
  • Ma Cao
    Ma Cao (, Macau), cũng có thể viết là Macao, tên chính thức là Đặc khu hành chính Ma Cao thuộc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, là một trong hai đặc khu hành chính của Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa cùng với Hồng Kông. Ma Cao nằm ở đồng bằng châu thổ Châu Giang, giáp với thành phố Châu Hải của tỉnh Quảng Đông ở phía tây và phía bắc đồng thời hướng tầm nhìn ra Biển Đông ở phía đông và phía nam. Đây là khu vực có mật độ dân số cao nhất trên thế giới.

    Trong lịch sử, các thương nhân người Bồ Đào Nha lần đầu tiên đến định cư tại Ma Cao trong thập niên 1550. Năm 1557, triều đình Nhà Minh đã cho Bồ Đào Nha thuê Ma Cao để làm cảng giao thương. Từ đó, người Bồ Đào Nha bắt đầu quản lý thành phố song đô thị này vẫn nằm trong phạm vi chủ quyền của Trung Quốc. Bồ Đào Nha trả tiền thuê hàng năm và quản lý lãnh thổ thuộc chủ quyền của Trung Quốc cho đến năm 1887, khi họ giành được quyền thuộc địa vĩnh viễn ở Trung Quốc qua Hiệp ước Bắc Kinh của Bồ Đào Nha. Kể từ sau Chiến tranh Nha phiến lần thứ nhất (1839 - 1842), Ma Cao trở thành thuộc địa của Đế quốc Bồ Đào Nha và nằm dưới sự quản lý, cải cách của quốc gia này từ giữa thế kỷ XVI cho đến năm 1999, Ma Cao cũng là tô giới cuối cùng của người châu Âu tại Trung Quốc. Nhà nước Bồ Đào Nha hiện đại đã chính thức chuyển giao chủ quyền đối với Ma Cao về lại cho Trung Quốc vào ngày 20 tháng 12 năm 1999. Tuyên bố chung Trung-Bồ và Luật cơ bản Ma Cao quy định rằng Ma Cao được phép duy trì các quyền tự trị cao độ ít nhất là cho đến năm 2049, tức 50 năm kể từ sau ngày chuyển giao.
  • Đảo Giáng Sinh
    Lãnh thổ Đảo Christmas hay Lãnh thổ Đảo Giáng Sinh (Christmas Island) là một lãnh thổ của Úc nằm ở Ấn Độ Dương, 2600 kilômét (1600 mi) về phía tây bắc của Perth ở Tây Úc và 500 kilômét (300 mi) về phía nam của Jakarta, Indonesia.

    Có 1.600 cư dân sống trong một số "vùng định cư" ở đỉnh bắc của đảo: Flying Fish Cove (còn gọi là Kampong), Settlement, Silver City, Poon Saan và Drumsite.
  • Trinidad và Tobago
    Trinidad và Tobago (Trinidad and Tobago), tên chính thức là Cộng hoà Trinidad và Tobago (Republic of Trinidad and Tobago) là một quốc gia nằm ở phía nam Biển Caribe, 11 km (7 dặm) ngoài khơi bờ biển Venezuela. Nước này là một đảo quốc gồm hai đảo chính là Trinidad và Tobago cùng 21 đảo nhỏ với tổng diện tích 5.128 km² hay 1.864 mi². Ước tính dân số vào tháng 7 năm 2006 là 1.065.842 người. Chiều dài trung bình của Trinidad là 80 km và chiều rộng trung bình là 59 km. Tobago là 41 km dài và 12 km ở điểm rộng nhất. Thủ đô là Port of Spain.

    Đảo lớn và đông dân hơn là Trinidad (nghĩa là "Hòn đảo của Thiên Chúa Ba Ngôi" - Trinity), trong khi Tobago nhỏ hơn (303 km² hay 116 mi²; khoảng 6% tổng diện tích) và dân cư thưa thớt hơn (50.000 người; hay 5% tổng dân số). Các công dân chính thức được gọi là "người Trinidad" hay "người Tobago" hay "công dân của Trinidad và Tobago", nhưng người Trinidad thường để chỉ người Trinis còn cả người Trinidad và người Tobago thường được gọi là Trinbagonians.
  • Palau
    Palau (, phiên âm: "Pa-lao", còn được viết là Belau, Palaos hoặc Pelew), tên chính thức là Cộng hòa Palau (Beluu er a Belau, Republic of Palau), là một đảo quốc ở Tây Thái Bình Dương. Nước này bao gồm gần 250 hòn đảo tạo thành dãy đảo phía tây của quần đảo Caroline thuộc vùng Micronesia, và có diện tích 466 km2. Đảo đông dân nhất là Koror. Thủ đô Ngerulmud của nước này nằm trên đảo Babeldaob gần đó, thuộc bang Melekeok. Palau có biên giới biển giáp với Indonesia, Philippines, và Liên bang Micronesia.

    Những cư dân đầu tiên đến đây vào khoảng 3.000 năm trước từ Philippines và duy trì một cộng đồng Negrito cho đến 900 năm trước. Quần đảo được người châu Âu khám phá lần đầu tiên vào thế kỷ 16, và thuộc về Đông Ấn Tây Ban Nha vào năm 1574. Sau khi người Tây Ban Nha thất bại trong Chiến tranh Tây Ban Nha–Mỹ vào năm 1898, quần đảo được bán cho Đế quốc Đức vào năm 1899 theo những điều khoản trong Hiệp ước Đức-Tây Ban Nha, và được sáp nhập vào New Guinea thuộc Đức. Hải quân Hoàng gia Nhật đánh chiếm Palau trong Thế chiến I, và quần đảo sau đó thuộc về Ủy thác Nam Dương dưới sự cai quản của người Nhật sau theo Hội Quốc Liên. Trong Thế chiến thứ hai, nơi đây là chiến trường diễn ra các cuộc đụng độ giữa người Mỹ và Nhật trong chiến dịch quần đảo Mariana và Palau bao gồm Trận Peleliu quyết định. Sau chiến tranh, cùng với các đảo ảo Thái Bình Dương khác, Palau là một phần của Lãnh thổ Ủy thác Quần đảo Thái Bình Dương do Hoa Kỳ quản lý vào năm 1947. Sau khi bỏ phiếu không tham gia Liên bang Micronesia vào năm 1979, quần đảo có chủ quyền hoàn toàn vào năm 1994 theo Hiệp ước Liên kết Tự do với Hoa Kỳ.
  • Quần đảo Bắc Mariana
    Quần đảo Bắc Mariana, tên chính thức là Thịnh vượng chung Quần đảo Bắc Mariana (Commonwealth of the Northern Mariana Islands), là một lãnh thổ chưa hợp nhất và thịnh vượng chung của Hoa Kỳ bao gồm 14 đảo nằm trong tây bắc Thái Bình Dương. Quần đảo Bắc Mariana chiếm 14 đảo phía bắc của Quần đảo Mariana. Đảo xa nhất ở phía nam Quần đảo Mariana là Guam cũng là một lãnh thổ khác riêng biệt của Hoa Kỳ. Cả Quần đảo Bắc Mariana và Guam là hai lãnh thổ cực đông nhất của Hoa Kỳ (nằm ở phía tây đường đổi ngày). Cục Điều tra Dân số Hoa Kỳ báo cáo tổng diện tích đất của quần đảo là 463,63 km² (179,01 dặm vuông).

    Dân số của quần đảo là 80.362 (ước tính vào năm 2005). Điều tra dân số chính thức năm 2000 của Hoa Kỳ cho biết con số là 69.221. Cũng lưu ý rằng Quần đảo Mariana có tỉ lệ giới tính nữ so với nam cao nhất thế giới, trung bình cứ 77 nam thì có 100 nữ.