Quốc kỳ Quần đảo Cook

Quốc kỳ Quần đảo Cook
Quốc kỳ Quần đảo Cook (Flag of the Cook Island) được dựa trên thiết kế truyền thống dành cho các cựu thuộc địa Anh Quốc ở vùng Thái Bình Dương. Nền màu xanh chứa cờ Vương quốc Anh ở phía góc trái, và ở bên phải có mười lăm ngôi sao tạo thành vòng tròn. Lá cờ của Vương quốc Anh là biểu tượng cho mối liên kết về mặt lịch sử của quốc gia với chính quốc trong thời kỳ thuộc địa. Các ngôi sao đại diện cho mười lăm hòn đảo tạo thành Quần đảo Cook (Tongareva, Rakahanga, Manihiki, Pukapuka, Nassau, Suwarrow, Pamlerston, Aitutaki Manuae,Takutea, Aitu, Mitiaro, Mauke, Rarotonga & Mangaia. Màu lam là biểu tượng của đại dương và bản chất hoà bình của cư dân sinh sống tại đây. Lá cờ Vương quốc Anh còn chỉ ra tư cách thành viên của và mối liên hệ lịch sử lâu dài của Quần đảo Cook với Khối thịnh vượng chung Anh.

Từ năm 1973 đến 1979, Quần đảo Cook sử dụng lá cờ có nền màu lục với các ngôi sao màu vàng. Màu lục tượng trưng cho sự phát triển lâu bền và cuộc sống; màu vàng tượng trưng cho lòng tin, tình yêu, hạnh phúc, và sự tận tâm của các cư dân. Vòng tròn tượng trưng cho liên minh của các hòn đảo và các cư dân của nó.

* Danh sách lá cờ của New Zealand

* World Statesmen - Cook Islands

* World Statesmen - Cook Islands

Quốc kỳ
Quốc kỳ Quần đảo Cook
Quốc gia - Quần đảo Cook

Warning: getimagesize(/Image/Map/MP1899402.gif): failed to open stream: No such file or directory in /home/mapnlee7/public_html/MAPNALL/article.php on line 532
Quần đảo Cook (Tiếng Māori quần đảo Cook: Kūki 'Āirani) (Tiếng Anh: Cook Island) là một nền dân chủ nghị viện tự trị trong liên minh tự do với New Zealand. Mười lăm đảo nhỏ trong quốc gia ở Nam Thái Bình Dương này có diện tích đất liền tổng cộng 240 km² (92,7 sq mi), Khu vực Kinh tế Độc quyền (EEZ) của Quần đảo Cook bao phủ đến 1,8 triệu km² (0,7 triệu dặm vuông) đại dương.

Trung tâm đông dân nhất là đảo Rarotonga (khoảng 10.572 người vào năm 2011), nơi có một sân bay quốc tế. Cũng có nhiều dân cư quần đảo này sống ở New Zealand, cụ thể là ở Đảo Bắc; trong điều tra năm 2013, 61.839 người tự nhận mình là hậu duệ của người Māori đảo Cook.