Bản đồ - San Francisco (City and County of San Francisco)

San Francisco (City and County of San Francisco)
San Francisco (theo tiếng Tây Ban Nha là "Thánh Phanxicô"), tên chính thức là Thành phố và Quận San Francisco (City and County of San Francisco), là một trung tâm văn hóa, thương mại và tài chính ở tiểu bang California của Hoa Kỳ. Tọa lạc tại miền Bắc California, San Francisco là thành phố đông dân thứ 17 ở Hoa Kỳ và là thành phố đông dân thứ tư ở California, với 873.965 cư dân tính đến năm 2020. Nó có diện tích khoảng 46,9 sqmi, chủ yếu nằm ở cực bắc của Bán đảo San Francisco thuộc Khu vực vịnh San Francisco, nó trở thành thành phố lớn có mật độ dân số cao thứ hai của Hoa Kỳ và là quận có mật độ dân số cao thứ năm của Hoa Kỳ, chỉ sau bốn trong số năm quận của Thành phố New York. San Francisco là vùng đô thị lớn thứ 12 ở Hoa Kỳ với 4,7 triệu cư dân và là lớn thứ tư theo sản lượng kinh tế, với GDP là 592 tỷ đô la vào năm 2019. Cùng với San Jose, California, nó tạo thành khu vực thống kê kết hợp San Jose–San Francisco–Oakland đông dân thứ năm ở Hoa Kỳ, với 9,6 triệu cư dân. Các biệt danh thông tục dành cho San Francisco bao gồm SF, San Fran, The City ("Thành phố") và Frisco.

Năm 2019, San Francisco là quận có thu nhập cao thứ bảy ở Hoa Kỳ, với thu nhập bình quân đầu người là 139.405 đô la. Trong cùng năm, San Francisco có GDP là 203,5 tỷ đô la và GDP bình quân đầu người là 230.829 đô la. Khu vực thống kê kết hợp San Jose–San Francisco–Oakland có GDP là 1,09 nghìn tỷ đô la vào năm 2019, là vùng kinh tế lớn thứ ba của quốc gia này. Trong số 105 khu vực thống kê chính tại Hoa Kỳ với hơn 500.000 cư dân, CSA này có GDP bình quân đầu người cao nhất vào năm 2019, ở mức 112.348 đô la. San Francisco được xếp thứ 12 trên thế giới và thứ hai ở Hoa Kỳ về Chỉ số Tài chính Toàn cầu tính đến tháng 3 năm 2021.

San Francisco được thành lập vào ngày 29 tháng 6 năm 1776, khi những người thực dân Tây Ban Nha thành lập Pháo đài San Francisco tại eo biển Golden Gate và cách đó vài dặm là trụ sở hội truyền giáo San Francisco de Asís, cả hai đều được đặt theo tên của Phanxicô thành Assisi. Cơn sốt vàng California năm 1849 đã mang lại tốc độ phát triển nhanh chóng, khiến nó trở thành thành phố lớn nhất ở Bờ Tây vào thời điểm đó; từ năm 1870 đến năm 1900, khoảng một phần tư dân số tiểu bang California cư trú tại thành phố. Năm 1856, San Francisco trở thành một quận-thành phố thống nhất. Sau khi ba phần tư thành phố bị phá hủy do trận động đất và hỏa hoạn năm 1906, nó nhanh chóng được xây dựng lại, đây là nơi đăng cai Triển lãm Quốc tế Panama–Thái Bình Dương 9 năm sau đó. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nó là một bến cảng chính cho các hoạt động vận chuyển binh sĩ đến Mặt trận Thái Bình Dương. Sau đó, nó cũng trở thành nơi ra đời của Liên Hợp Quốc vào năm 1945. Sau chiến tranh, sự trở về của các quân nhân, lượng người nhập cư đáng kể, quan điểm tự do hóa, sự trỗi dậy của những nền văn hóa phản kháng như "beatnik" và "hippie", cách mạng tình dục, phong trào hòa bình phát triển từ việc phản đối sự can thiệp của Hoa Kỳ vào Chiến tranh Việt Nam, và các yếu tố dẫn đến Mùa hè Tình yêu và phong trào đòi quyền lợi cho người đồng tính, củng cố San Francisco như một trung tâm hoạt động tự do ở Hoa Kỳ. Về mặt chính trị, thành phố chủ trương theo đường lối của Đảng Dân chủ.

Là một địa điểm du lịch nổi tiếng, San Francisco được biết đến với mùa hè mát mẻ, sương mù, những ngọn đồi dốc, sự kết hợp đa dạng của nhiều nền kiến trúc khác nhau, và các địa danh bao gồm Cầu Cổng Vàng, tàu điện cáp treo, Nhà tù Alcatraz, Bến Ngư Phủ và Khu phố Tàu. San Francisco còn là nơi đặt trụ sở chính của các công ty như Wells Fargo, Twitter, Square, Airbnb, Levi Strauss & Co., Gap Inc., Salesforce, Dropbox, Pacific Gas and Electric Company, Uber và Lyft. Thành phố này cùng với Vùng Vịnh xung quanh là trung tâm toàn cầu của khoa học và nghệ thuật đồng thời là nơi đặt trụ sở của một số tổ chức giáo dục và văn hóa, chẳng hạn như Đại học California, San Francisco (UCSF), Đại học San Francisco (USF), Đại học Liên bang San Francisco (SFSU), Bảo tàng de Young, Bảo tàng Nghệ thuật Hiện đại San Francisco, Trung tâm SFJAZZ, Nhà hát Giao hưởng San Francisco và Học viện Khoa học California. Gần đây, hạn hán trên toàn tiểu bang California đã gây ảnh hưởng xấu đến an ninh nguồn nước của thành phố.

 
Bản đồ - San Francisco (City and County of San Francisco)
Quốc gia - Hoa Kỳ
Tiền tệ / Language  
ISO Tiền tệ Biểu tượng Significant Figures
USD Đô la Mỹ (United States dollar) $ 2
Vùng lân cận - Quốc gia  
  •  Canada 
  •  Cuba 
  •  Mễ Tây Cơ 
Đơn vị hành chính
Thành phố, Làng,...